Storyboard là gì? 5 bước để tạo storyboard hoàn chỉnh
Xem nhanh
ToggleStoryboard là gì? Đây là một thuật ngữ quen thuộc được sử dụng thường xuyên trong quá trình quay TVC quảng cáo.
Nhiều người trong ngành còn cho rằng storyboard chính là bảo bối cực kỳ quan trọng, quyết định đến tiến độ hoàn thành và chất lượng của video. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này cũng như vai trò của chúng khi sản xuất TVC quảng cáo.
Storyboard là gì?
Storyboard hay còn được gọi là bảng phân cảnh của một bộ phim hoặc một video quảng cáo được thể hiện dưới dạng hình vẽ, thiết kế đồ họa. Có thể nói storyboard giống như một cuốn truyện tranh kể về một câu chuyện. Trong từng mỗi khung hình sẽ có nhân vật, hình ảnh minh họa đính kèm một số yêu cầu, được diễn ra trong cảnh quay đó, sẽ xuất hiện trong bảng phân cảnh
Nhờ những hình vẽ mô tả, người xem dễ dàng hình dung câu chuyện sẽ diễn ra như thế nào và tiến hành tái hiện lại nó thành video.
Tầm quan trọng của storyboard khi sản xuất phim quảng cáo
Sở dĩ storyboard được mọi người xem như là bảo bối quan trọng khi quay TVC quảng cáo bởi vì chúng mang lại nhiều lợi ích như:
Dễ dàng truyền đạt ý tưởng – Storyboard là gì?
Thử nghĩ mà xem bạn thích đọc một đoạn văn khá dài hay thích đọc những hình ảnh minh họa hơn. Rõ ràng những hình ảnh luôn kích thích não bộ và tạo được sự hứng thú với người xem hơn. Hơn nữa, dùng lời văn để truyền đạt ý tưởng đôi khi gây khó hiểu hoặc hiểu không đúng cho người đọc. Nhờ những hình ảnh, ghi chú trong storyboard mọi người sẽ biết video của bạn sẽ được diễn ra như thế nào.
Thuận tiện trong lúc quay phim
Một video quảng cáo có rất nhiều phân cảnh ghép lại với nhau. Storyboard cho phép mọi người phân biệt được từng cảnh quay. Trong storyboard sẽ có những lưu ý chi tiết nhất về cảnh quay đó như góc máy thế nào, ánh sáng ra sao, có đồ vật nào xuất hiện trong khung hình, lời thoại, hành động như thế nào,… Nhờ storyboard mà những thước phim quay được luôn đầy đủ và đúng với ý tưởng ban đầu.
Tiết kiệm timeline
Một lợi ích tuyệt vời nữa mà storyboard mang lại khi quay TVC là giúp bạn tiết kiệm thời gian. Nhờ có sự phân biệt rõ ràng giữa từng cảnh quay, đạo diễn sẽ biết cách sắp xếp cảnh nào quay trước, cảnh nào quay sau, cảnh nào nên quay gộp với nhau,… từ đó thời gian quay phim được rút ngắn đi rất nhiều.
Đồng bộ hóa ý tưởng
Việc sử dụng storyboard giúp cho các thành viên trong nhóm sản xuất có thể đồng bộ hóa ý tưởng của mình, tạo ra một sản phẩm đồng nhất và tốt hơn. Storyboard khi sản xuất phim là công cụ giao tiếp tuyệt vời, giúp đạo diễn dễ dàng truyền tải ý tưởng của mình đến các bộ phận khác như quay phim, dựng phim, âm thanh, v.v. Nhờ vậy, mọi người đều hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong dự án.
Thuyết phục khách hàng
Storyboard giúp bạn tạo cho khách hàng dễ dàng hình dung được sản phẩm của mình sẽ như thế nào trước khi thực sự bắt đầu sản xuất, giúp tăng khả năng thuyết phục khách hàng và tạo ra một sản phẩm thành công.
storyboard là g
Các bước tạo ra một storyboard
Để tạo mẫu storyboard hoàn chỉnh trong sản xuất video quảng cáo, bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Lên kịch bản, xác định cảnh quay quan trọng
Storyboarder tiến hành thực hiện storyboard và xác định những cảnh quay quan trọng làm điểm nhấn đặc biệt trong video. Đó có thể là điểm khác biệt của sản phẩm, hoặc một vấn đề nào đó tác động mạnh mẽ đến người xem kích thích họ phải xem tiếp video,…
storyboard là gì
Bước 2: Xây dựng timeline
Mỗi video TVC sẽ có thời lượng khác nhau. Có loại chỉ kéo dài vài giây nhưng cũng có loại lên đến 1 phút. Dù thời gian dài hay ngắn bạn cũng cần lên một timeline thật rõ ràng và chi tiết trong quá trình sản xuất phim. Khi nào video bắt đầu, cảnh này xuất hiện ở giây bao nhiêu, khi nào nhân vật này sẽ xuất hiện,…
Bước 3: Chọn công cụ storyboarding phù hợp
Sử dụng các phần mềm công nghệ như Adobe Illustrator, Adobe InDesign, Adobe Photoshop Sketch giúp bạn vẽ storyboard dễ dàng so với vẽ tay trên giấy in mẫu truyền thống.
Bước 4: Phác thảo hình ảnh cho từng cảnh quay
Tiến hành vẽ minh họa cho từng cảnh quay. Bạn không cần phải vẽ đẹp hoặc chỉn chu đến từng chi tiết màu sắc. Phần ghi chú sẽ giúp bạn làm điều này. Miễn sao hình minh họa của bạn giúp mọi người hình dung video sẽ diễn ra như thế nào là được.
Bước 5: Thêm ghi chú
Dưới mỗi bức hình, bạn hãy thêm kịch bản và những ghi chú chi tiết cho phân cảnh đó. Đạo diễn là người sẽ giúp bạn tái hiện những gì bạn đã mình họa thành những cảnh quay tốt nhất trên trường quay.
>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách viết kịch bản TVC đơn giản nhất
TẢI VỀ MẪU STORYBOARD
Một số phần mềm vẽ Storyboard
Dưới đây là một số phần mềm vẽ storyboard phổ biến được sử dụng trong ngành:
1. Storyboarder – Phần mềm tạo Storyboard miễn phí
Đây là một phần mềm miễn phí, được phát triển bởi nhà sản xuất phim độc lập, giúp người dùng có thể vẽ storyboard, tạo ra các kịch bản và thiết lập một số thông số kỹ thuật quan trọng.
2. Toon Boom Storyboard Pro
https://www.toonboom.com/products/storyboard-pro
Là một phần mềm chuyên nghiệp, được sử dụng trong các sản phẩm truyền hình, phim hoạt hình và trò chơi điện tử. Nó cung cấp các tính năng vẽ, sắp xếp các panel, tạo ra các kịch bản và tạo hiệu ứng âm thanh cho sản phẩm.
3. Adobe Premiere Pro
https://www.adobe.com/products/premiere.html
Không chỉ là một phần mềm chỉnh sửa video chuyên nghiệp, Adobe Premiere Pro còn có tính năng vẽ storyboard, giúp người dùng có thể vẽ các hình ảnh và sắp xếp chúng theo thứ tự để tạo ra một storyboard trực quan.
4. Sketch
Là một phần mềm thiết kế giao diện người dùng (UI) và trang web, tuy nhiên nó cũng có thể được sử dụng để vẽ storyboard. Nó cung cấp các tính năng vẽ, tạo hình ảnh, tạo bố cục và sắp xếp các panel.
5. Procreate
Đây là một phần mềm vẽ kỹ thuật số, được sử dụng để vẽ storyboard, tạo ra các bản phác thảo và các hình ảnh. Nó có tính năng vẽ màu sắc, tạo bóng, tạo hình ảnh và định dạng ảnh.
Các phần mềm trên là chỉ một số ví dụ về các phần mềm vẽ storyboard phổ biến được sử dụng trong ngành sản xuất phim và video. Các nhà sản xuất có thể tùy chọn phần mềm phù hợp với nhu cầu của mình để vẽ storyboard.
Các lưu ý khi tạo một storyboard hoàn chỉnh
Khi tạo storyboard, có một số lưu ý quan trọng cần ghi nhớ để đảm bảo rằng storyboard sẽ giúp bạn đạt được kết quả mong muốn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi tạo storyboard:
Định rõ mục đích cho storyboard là gì?
Trước khi bắt đầu vẽ storyboard, bạn cần định rõ mục đích của nó. Nó sẽ được sử dụng cho mục đích gì? Để truyền tải thông điệp gì? Với đối tượng khán giả nào? Các câu hỏi này sẽ giúp bạn định hướng chính xác cho storyboard.
Thiết lập kịch bản:
Trước khi bắt đầu vẽ, bạn cần thiết lập kịch bản. Điều này giúp bạn biết được cần vẽ những hình ảnh nào để truyền tải nội dung của câu chuyện một cách rõ ràng.
Tập trung vào cảm xúc:
Vẽ storyboard không chỉ là về việc truyền tải thông tin, mà còn là về việc truyền tải cảm xúc cho khán giả. Hãy tập trung vào việc vẽ các hình ảnh để khán giả cảm nhận được cảm xúc của nhân vật hoặc tình huống trong câu chuyện.
Sắp xếp hợp lý:
Sắp xếp các panel của storyboard một cách hợp lý, sao cho chúng dễ dàng hiểu được và tạo ra một dòng chảy hợp lý cho câu chuyện.
Dễ hiểu và đơn giản:
Vẽ storyboard phải đơn giản và dễ hiểu, giúp khán giả dễ dàng hiểu được nội dung của câu chuyện.
Sử dụng màu sắc và độ tương phản:
Sử dụng màu sắc và độ tương phản để tạo ra các hình ảnh sắc nét và dễ nhìn hơn. Tuy nhiên, hãy chú ý đến mức độ sử dụng màu sắc, tránh quá nhiều màu sắc hoặc sử dụng các màu sắc không phù hợp với nội dung của câu chuyện.
Tính linh hoạt:
Khi vẽ storyboard, hãy để cho nó có tính linh hoạt và có thể chỉnh sửa. Bạn có thể phải chỉnh sửa nó nhiều lần để đạt được kết quả tốt nhất.
Xem thêm: Làm Video Marketing chỉ trong 5 bước đơn giản, hiệu quả cao Làm Video Marketing chỉ trong 5 bước đơn giản, hiệu quả cao
Tóm lại, storyboard là một công cụ rất hữu ích trong quá trình sản xuất các sản phẩm đa phương tiện, giúp tạo ra một sản phẩm chất lượng cao hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời giúp tập trung và đồng bộ hóa ý tưởng của những người tham gia quá trình sản xuất.
Như vậy bạn đã biết storyboard là gì cũng như tầm quan trọng của chúng trong sản xuất video rồi đúng không? Storyboard không chỉ giúp truyền tải chính xác ý tưởng của bạn mà nó còn thúc đẩy quá trình quay TVC quảng cáo được thuận lợi, suôn sẻ hơn rất nhiều đấy.
Nếu có thắc nào cần giải đáp về storyboard hoặc cần tư vấn về dịch vụ quay TVC quảng cáo, bạn hãy liên hệ với Kool Media ngay nhé.
Bài Viết Cùng Chủ Đề:
10 Loại video giới thiệu sản phẩm và những điều cần biết để tạo nên thành công
Bí quyết thẩm định hiệu quả phim quảng cáo của doanh nghiệp
Làm thế nào để phim quảng cáo của doanh nghiệp được khách hàng đón nhận?