Quy trình xây dựng marketing mix hiệu quả như thế nào?

Quy trình xây dựng marketing mix hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ

Marketing Mix là cụm từ không còn xa lạ với những ai hoạt động trong ngành truyền thông sáng tạo. Vậy Marketing Mix là gì? Và cách triển khai chúng như thế nào để doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ. Theo dõi ngay bài viết của Kool Media dưới đây để tìm câu trả lời nhé.

Marketing Mix là gì?

Marketing mix (marketing hỗn hợp) là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing, đề cập đến việc kết hợp các yếu tố khác nhau để tạo ra chiến lược marketing hiệu quả cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Từ đó tạo ra giá trị và gia tăng doanh số bán hàng.

Theo truyền thống, Marketing mix được cấu thành từ 4 yếu tố (4P) bao gồm: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm phân phối), Promotion (quảng cáo, khuyến mại).

Sau này, marketing mix được mở rộng thêm 3 yếu tố (3P) để tạo thành chiến lược marketing mix 7P hiện đại. Đó là People (nhân sự), Process (quy trình), Physical evidence (bằng chứng vật lý) để phù hợp với thị trường và xu hướng mới.

marketing mix là gì
Marketing mix – yếu tố khác nhau để tạo ra chiến lược marketing

 

Giải mã 7 yếu tố (7Ps) trong marketing mix

  • Sản phẩm (Product): Là sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng. Nó phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và phù hợp với tiêu chuẩn của công ty. Người làm marketing phải hiểu rõ về đặc điểm, chức năng, điểm khác biệt của sản phẩm, so sánh với đối thủ như thế nào,…
  • Giá (Price): Là giá bán của sản phẩm hoặc dịch vụ. Giá cả phải phù hợp với giá trị của sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ trong cùng ngành.
  • Nơi phân phối (Place): Là kênh phân phối, nơi mà sản phẩm được đưa đến tay khách hàng. Các kênh phân phối bao gồm các cửa hàng, trung tâm thương mại, trang web bán hàng, hệ thống phân phối trực tuyến, v.v. Doanh nghiệp phải tìm hiểu đối tượng khách hàng của mình xuất hiện ở đâu để phân phối sản phẩm xuất hiện đúng nơi đó.
  • Quảng cáo (Promotion): Là một loạt các hoạt động để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng. Quảng cáo có thể bao gồm các phương tiện truyền thông như truyền hình, radio, tạp chí, báo chí, bảng hiệu, băng rôn, quảng cáo trực tuyến, v.v.
  • Con người (People): Ở đây là tệp khách hàng mục tiêu, là đối tượng tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Ngoài ra còn có nhân viên của công ty. Những người này phải được đào tạo tốt, có kỹ năng chuyên môn tốt để tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
  • Tiến trình (Process): Là quá trình mà khách hàng phải trải qua để mua sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Quá trình này phải đơn giản, thuận tiện và dễ dàng để khách hàng có trải nghiệm tốt nhất.
  • Chứng nhận (Physical Evidence): Là các chứng nhận, bằng chứng, tài liệu hoặc các sản phẩm vật lý khác được cung cấp cho khách hàng để chứng minh chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. Ví dụ như các bằng chứng về chất lượng, các đánh giá của khách hàng, không gian nhà máy; văn phòng công ty, v.v.
Mô hình 7P trong marketing
Mô hình 7Ps trong marketing mix (Nguồn hình ảnh: Học viện Guru)

Xem thêm:

Sự thật bất ngờ về ý tưởng trong video quảng cáo

Quy trình xây dựng chiến lược marketing mix hiệu quả

Để xây dựng chiến lược marketing mix hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện theo quy trình các bước như sau:

  1. Xác định khách hàng mục tiêu: Bước đầu tiên trong quy trình marketing hỗn hợp là xác định khách hàng mục tiêu. Việc miêu tả khách hàng càng chi tiết thì kế hoạch càng tốt và chất lượng của các yếu tố hỗn hợp marketing càng cao.
  2. Phân tích nhu cầu và yêu cầu: Sau khi xác định được khách hàng mục tiêu, nên thực hiện phân tích nhu cầu/yêu cầu của khách hàng. Các nhà marketing nên sử dụng phân tích để xác định sức mua, động cơ của khách hàng, những nhu cầu chính trong hiện tại và tương lai đi cùng với lời chào hàng của doanh nghiệp.
  3. Cung cấp dịch vụ và giải pháp phù hợp: Khi đã hoàn tất nghiên cứu khách hàng, bước tiếp theo là xem xét những dịch vụ cung cấp và giải pháp cho sản phẩm phù hợp với khách hàng và nhu cầu của họ.
  4. Xác định kênh cho khách hàng: Giai đoạn tiếp theo là xác định kênh cho khách hàng. Tùy vào khách hàng, tổ chức có thể cần cung cấp những lộ trình mua hàng khác nhau, chẳng hạn như trực tuyến hoặc qua điện thoại.
  5. Lựa chọn kênh giao tiếp và định dạng nội dung: Bước này liên quan đến việc lựa chọn kênh giao tiếp và định dạng nội dung theo những bước trước.
  6. Định giá và chi phí phù hợp: Tiếp theo là làm cho phù hợp với cộng đồng, về cơ cấu chi phí cũng như giá cả. Tùy vào kênh mà cơ cấu giá cả và chi phí sẽ khác nhau.
  7. Đánh giá yếu tố theo ràng buộc: Trước khi hoàn thiện hỗn hợp, các yếu tố được đánh giá theo những ràng buộc hay thông số được doanh nghiệp hay bộ phận marketing xác định.
  8. Thực hiện và đánh giá: Giai đoạn này là giai đoạn thực hiện và đánh giá hỗn hợp marketing thường xuyên để đánh giá nhu cầu điều chỉnh các yếu tố cho phù hợp.

Xem thêm 1 số dự án do Kool Media thực hiện TẠI ĐÂY

Trên đây là một số thông tin cơ bản về marketing mix. Hy vọng thông qua bài viết này, các marketer có thể hiểu rõ hơn về marketing mix và biết cách triển khai chiến lược marketing mix cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

***Bài viết được biên tập từ cuốn sách Marketing B2B sáng tạo của tác giả Simon Hall.

Bài Viết Cùng Chủ Đề:

8 dự án video animation ấn tượng nhất từ Kool Media
Behind The Scenes – Hình Ảnh Hậu Trường Chụp Hình Sản Phẩm Mai Vàng Rồng Việt
Social TVC – Con át chủ bài của doanh nghiệp trên đấu trường truyền thông
Hãy liên hệ với Kool Media ngay
để được Tư Vấn Miễn Phí
Gọi: 0932351123
Kool Media Phone
0932 351 123 Tư vấn trực tiếp