Sự khác nhau giữa Marketing B2B và B2C - Kool Media

Sự khác nhau giữa Marketing B2B và B2C

B2B và B2C là hai thuật ngữ thường xuyên xuất hiện trong marketing. Vậy B2B và B2C là gì? Giữa hai mô hình này có sự khác nhau như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Kool Media tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu Marketing B2B, B2C là gì?

B2B là gì?

Marketing B2B là viết tắt của từ “Business-to-Business” (Doanh nghiệp-đến-Doanh nghiệp), là việc cá nhân hoặc tổ chức thực hiện marketing sản phẩm, dịch vụ cho các công ty hoặc tổ chức khác. Trong trường hợp này, khách hàng là một tổ chức chứ không phải một người tiêu dùng cá nhân dù sản phẩm hoặc dịch vụ dành cho 2 đối tượng này là giống nhau.

B2C là gì?

Trong khi đó, Marketing B2C là viết tắt của “Business-to-Consumer” (Doanh nghiệp-đến-Người tiêu dùng”. Đây là loại marketing dành cho các công ty, tổ chức nhằm mục đích bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối.

marketing b2b và b2c
sự khác nhau của b2b và b2c trong marketing

Vậy điểm khác biệt giữa 2 mô hình này là gì? Bạn hãy khám phá phần tiếp sau đây nhé!

Sự khác nhau giữa Marketing B2B và B2C

Marketing B2B khác với marketing người tiêu dùng (hay B2C) theo nhiều cách, chẳng hạn như thời gian mua, số người liên quan, mức độ phức tạp của lời chào hàng và quá trình mua. Bạn có thể hiểu rõ ràng hơn sự khác nhau giữa hai mô hình này thông qua các yếu tố sau:

Về đối tượng

Đối tượng khách hàng của Marketing B2B là các doanh nghiệp và tổ chức, trong khi đối tượng khách hàng của Marketing B2C là người tiêu dùng cá nhân. Thông thường, đối tượng của marketing B2B sẽ mong muốn có thông tin chi tiết hơn về sản phẩm, dịch vụ cũng như những dạng nội dung khác nhau để giúp họ trong quá trình quyết định hợp tác mua hàng. Đối tượng của marketing B2C có thể muốn nội dung đơn giản, hấp dẫn và kích thích hơn chứ không chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin.

Đối tượng khách hàng của Marketing B2C
Đối tượng khách hàng của Marketing B2C là người tiêu dùng cá nhân.

Quyết định mua hàng

Trong Marketing B2B, quyết định mua hàng thường được thực hiện bởi một nhóm người, trong đó có các quản lý và chuyên gia. Trong khi đó, trong Marketing B2C, quyết định mua hàng thường được thực hiện bởi một cá nhân nào đó.

Ví dụ: Nếu cá nhân một người muốn mua điện thoại, họ thường bị tác động bởi một bài đánh giá tích cực và có thể ngay hôm sau họ đã chi tiền để mua chiếc điện thoại ấy. Nhưng đối với doanh nghiệp thì không như vậy. Nếu doanh nghiệp muốn mua điện thoại cho đội ngũ nhân viên bán hàng sẽ tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ, chức năng của điện thoại để đáp ứng được yêu cầu công việc trước khi quyết định mua.

Bên liên quan đến việc mua hàng của người tiêu dùng thường chỉ là một người; còn trong một doanh nghiệp lớn, có thể liên quan đến nhiều phòng ban như vận hành, tài chính, bán hàng và thu mua, trước khi công ty quyết định mua.

Kênh phân phối

Cách tiếp cận cũng như kênh phân phối của hai loại hình này cũng có phần khác nhau. Kênh tiếp cận khách hàng trong Marketing B2B thường là các kênh truyền thông như email marketing, hội thảo, hoặc hợp tác với các đối tác kinh doanh. Trong khi đó, trong Marketing B2C, kênh tiếp cận khách hàng thường là các kênh quảng cáo như quảng cáo trên truyền hình, báo chí hoặc mạng xã hội.

Xem thêm: Quy trình xây dựng marketing mix hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ

Quyết định mua hàng

Trong Marketing B2B, quyết định mua hàng thường được thực hiện bởi một nhóm người, trong đó có các quản lý và chuyên gia. Trong khi đó, trong Marketing B2C, quyết định mua hàng thường được thực hiện bởi một cá nhân nào đó.

Ví dụ: Nếu cá nhân một người muốn mua điện thoại, họ thường bị tác động bởi một bài đánh giá tích cực và có thể ngay hôm sau họ đã chi tiền để mua chiếc điện thoại ấy. Nhưng đối với doanh nghiệp thì không như vậy. Nếu doanh nghiệp muốn mua điện thoại cho đội ngũ nhân viên bán hàng sẽ tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ, chức năng của điện thoại để đáp ứng được yêu cầu công việc trước khi quyết định mua.

Bên liên quan đến việc mua hàng của người tiêu dùng thường chỉ là một người; còn trong một doanh nghiệp lớn, có thể liên quan đến nhiều phòng ban như vận hành, tài chính, bán hàng và thu mua, trước khi công ty quyết định mua.

Kênh phân phối

Cách tiếp cận cũng như kênh phân phối của hai loại hình này cũng có phần khác nhau. Kênh tiếp cận khách hàng trong Marketing B2B thường là các kênh truyền thông như email marketing, hội thảo, hoặc hợp tác với các đối tác kinh doanh. Trong khi đó, trong Marketing B2C, kênh tiếp cận khách hàng thường là các kênh quảng cáo như quảng cáo trên truyền hình, báo chí hoặc mạng xã hội.

Tuy nhiên, dù có nhiều khác biệt, vẫn có những điểm giao mà marketing B2B giống với marketing B2C. Ví dụ, doanh nghiệp nhắm đến những công ty nhỏ hay văn phòng gia đình có thể dùng các kênh phân phối và nhà bán lẻ tương tự như đối với người tiêu dùng; các chủ doanh nghiệp nhỏ có thể dùng những nhà bán lẻ hay các kênh tiêu dùng khác để mua hàng với số lượng ít.

Markrting b2b và b2c
Tiếp cận khách hàng cá nhân thông qua truyền hình, báo chí hoặc mạng xã hội

Yếu tố tình cảm

Việc mua hàng của người tiêu dùng phần lớn là dựa trên tình cảm, trái với dựa trên lý trí thuần túy. Có người thậm chí mua một món hàng đơn giản vì chúng có vỏ bao bì thiết kế bắt mắt. Trong các tổ chức lớn, cá nhân có trách nhiệm mua hàng sau cùng cho công ty phải suy xét kỹ lưỡng vì nếu quyết định mua hàng sai lầm thì sẽ gây tác động tiêu cực đến doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh.

Nhiều đối tượng cần nhắm tới

Marketing người tiêu dùng có xu hướng nhắm tới những nhóm người tiêu dùng lớn thông qua truyền thông đại chúng. Ví dụ, khi bán hàng cho một cộng đồng kinh doanh nhỏ, nếu không phân khúc, công ty sẽ cần gửi tin nhắn tới hàng ngàn hay hàng triệu doanh nghiệp.

Phân khúc

Một điểm khác biệt khác giữa marketing B2C và B2B là việc phân khúc. Trong B2C, sự phân khúc có thể xuất hiện xuyên suốt các chặng đường đời và lối sống của đối tượng khách hàng, chẳng hạn như gia đình, tuổi teen, bố mẹ, để làm cho việc marketing và ngân sách mang lại hiệu quả tốt hơn. Đối với doanh nghiệp, sự phân khúc có thể dựa trên những yếu tố tổ chức như lĩnh vực công nghiệp, quy mô công ty hay hành vi mua chúng và các nhà bán lẻ,…

Xem thêm: Tìm hiểu 9 mục tiêu quảng cáo khi làm marketing

Trên đây là một số so sánh giữa marketing B2B và B2C. Tùy từng mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược marketing phù hợp. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm thông tin hữu ích cho bạn đọc và đừng quên theo dõi Kool để cập nhật nhiều bài viết hấp dẫn khác nữa nhé.

***Bài viết được biên tập từ cuốn sách Marketing B2B sáng tạo của tác giả Simon Hall.

Bài Viết Cùng Chủ Đề:

Chiến lược Marketing của Chanel: Sự khác biệt tạo nên thương hiệu đẳng cấp hàng đầu thế giới
5 nguyên tắc làm video quảng cáo sản phẩm giúp “chốt đơn” hiệu quả
Đơn vị cung cấp dịch vụ quay video quảng cáo theo yêu cầu uy tín tại TPHCM
Hãy liên hệ với Kool Media ngay
để được Tư Vấn Miễn Phí
Gọi: 0932351123
Kool Media Phone
0932 351 123 Tư vấn trực tiếp