Bạn đã biết gì về kỹ xảo điện ảnh (VFX)?
Xem nhanh
ToggleNếu là một tín đồ mê phim ảnh, chắc hẳn bạn đã từng bị thu hút bởi những pha hành động, hiệu ứng bắt mắt trong các cảnh quay của phim hành động, khoa học – viễn tưởng,… Tuy nhiên, bạn có biết những bí mật đằng sau những phân cảnh mạo hiểm hoặc đầy hiệu ứng kia thực chất chỉ đến từ khâu hậu kỳ, nơi mà các nhà dựng phim sử dụng một công cụ gọi là VFX hay còn gọi là kỹ xảo điện ảnh?
Kỹ xảo điện ảnh (VFX) đã tạo ra một thế giới không giới hạn cho trí tưởng tượng. Qua bài viết dưới đây, Kool Media sẽ đem nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Kỹ xảo điện ảnh (VFX) là gì?
Visual Effects – VFX (Kỹ xảo điện ảnh) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả quá trình thực hiện và xử lý các hiệu ứng hình ảnh, dựa trên sự kết hợp với các cảnh quay thật được thực hiện trên phim trường.
Việc ứng dụng VFX vào các tác phẩm điện ảnh giúp đoàn làm phim tiết kiệm được một khoảng thời gian và chi phí khổng lồ, cũng như góp phần hạn chế những nguy hiểm có thể xảy ra đối với diễn viên.
Nói một cách dễ hiểu, VFX làm cho những điều không có thật trở nên thật nhất. Theo một cách hoa mỹ hơn, VFX giúp các nhà sản xuất hiện thực hóa những điều không tưởng mà có khi đến bạn cũng không thể tưởng tượng
Những cảnh quay biến hình “ảo diệu”, cảnh nổ bom, lật xe, kinh dị,… Hầu hết, những shot phim kể trên đều không thể thực thiện 100% bởi dàn cast ở tại phim trường, mà được hoàn hiện bởi đội ngũ VFX ở công đoạn hậu kỳ.
Nếu đã biết đến bộ Games of Thrones (2011 – 2019) lẫy lừng của HBO, có lẽ bạn đã quá quen mắt với hình ảnh những con rồng của Daenerys, tàu vũ trụ trong không gian của Star Wars, hay battle kinh điển của Avengers…
Xem thêm: TVC là gì? 9 yếu tố tạo nên thành công trong sản xuất TVC
Các thể loại Kỹ xảo điện ảnh (VFX) thường gặp
CGI – Computer Generated Imagery (Mô phỏng hình ảnh bằng máy tính)
Đây là thuật ngữ chung để mô tả những kỹ thuật VFX được tạo ra bằng phần mềm máy tính. CGI được sử dụng để chỉ các hình ảnh đồ họa máy tính, có thể dưới dạng 2D hoặc 3D, tuy nhiên, CGI thường gắn liền với 3D VFX.
CGI VFX được nhận biết dễ dàng nhất khi các nghệ sĩ sử dụng chúng để tạo ra những thứ không có thật, chẳng hạn như hình ảnh về quái vật. Bên cạnh đó, kỹ thuật này còn được ứng dụng để tạo nên những khung cảnh vô cùng tinh tế và chân thật.
Đó có thể là hình ảnh một sân vận động đầy ắp đám đông cổ vũ, một khu rừng hay bất kỳ nơi nào mà đoàn làm phim không thể quay một cách trực tiếp.
Compositing (Sử dụng phông xanh)
Compositing hay còn gọi là sử dụng phông xanh là công đoạn kết hợp những cảnh quay thật trên phim trường với những hình ảnh được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau thông qua VFX, giúp người xem có cảm giác như thể chúng đều được thực hiện trên cùng một góc quay, màu sắc và ánh sáng.
Diễn viên sẽ thực hiện các cảnh quay đặt trước phông xanh. Điều này sẽ giúp người dựng dễ dàng tách các yếu tố cần thiết và phân phối chúng ở một cảnh quay khác. Chúng sẽ được ghép nối sao cho thật và liền mạch nhất.
Những người làm Compositing được ví như “phù thủy trên màn ảnh” bởi thông qua bàn tay tài năng của họ, những hình ảnh xuất hiện trong phim trở nên diệu kỳ một cách hoàn toàn tự nhiên, khiến người xem tin rằng tất cả những gì họ thấy hoàn toàn là thật.
Mocap – Motion Capture (Ghi hình chuyển động)
Motion Capture (gọi tắt là Mocap), được biết đến là công nghệ bắt chuyển động của người hoặc vật. Đây là quy trình ghi lại những chuyển động sau đó đưa vào máy tính xử lý, sản phẩm được tạo ra cuối cùng là những hình ảnh chuyển động do máy tính tạo ra.
Công nghệ Motion Capture dựa chủ yếu vào những cảm biến hoặc các bộ đồ bắt chuyển động được gắn trên người diễn viên nhằm mục đích ghi lại các chuyển động một cách chính xác và chân thật nhất. Tuy nhiên, phương pháp này không chỉ được áp dụng trên diễn viên mà còn được dùng để ghi lại chuyển động của camera, giúp cho các hình ảnh và nhân vật nhận được cái nhìn cận cảnh và cụ thể hơn từ các góc quay.
Kỹ xảo này chính là cách tạo ra những con quái vật, hay người khổng lồ trong phim khoa học viễn tưởng mà bạn thường thấy. Thực chất, chúng được tạo nên bởi kỹ thuật chụp chuyển động – ghi lại kỹ thuật số sự chuyển động của diễn viên.
Họ sẽ mặc những bộ trang phục chuyên biệt, có chứa các điểm đánh dấu. Nhờ đó, người làm hiệu ứng hình ảnh sẽ dễ dàng theo dõi chuyển động cơ mặt hay đi đứng, di chuyển của các diễn viên này và chuyển nó sang phần tử do máy tính tạo ra.
Kỹ xảo điện ảnh (VFX) là một trong những công cụ quan trọng và hữu ích giúp cho những nhà làm phim có thể dễ dàng tạo ra những thước phim lôi cuốn và thu hút người xem với những hiệu ứng hấp dẫn.
Trên đây là những tổng hợp của Kool Media về khái niệm và các thể loại VFX nổi bật hiện nay. Mong rằng bài viết sẽ đem đến những kiến thức hữu ích cho bạn. Nếu cần thêm thông tin hoặc tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau nhé!
Bài viết cùng chủ đề:
Cách làm video quảng cáo mỹ phẩm thu hút
Trường quay ảo – Ứng dụng công nghệ hiện đại trong quay phim
Chuyển cảnh trong dựng phim: “phù phép” cho thước phim trở nên nghệ thuật hơn