Các loại hình phim quảng cáo mang lại chuyển đổi cao nhất

Các loại hình phim quảng cáo mang lại chuyển đổi cao nhất cho doanh nghiệp

Phim quảng cáo vẫn luôn là một công cụ nhanh chóng nhất giúp doanh nghiệp tiếp cận và gây ấn tượng với khách hàng mục tiêu của mình. Mỗi thước phim quảng cáo được xây dựng nên chính là một “gương mặt” đại diện cho thương hiệu. 

Ngày nay, khi thời đại công nghệ số và mạng xã hội đã làm thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận cuộc sống của con người, các thương hiệu cũng buộc phải thay đổi hình thức tiếp thị để phù hợp với xu hướng chung, bao gồm việc làm phim quảng cáo sao cho tiếp cận khách hàng và đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. 

Trong bài viết này, Kool Media tìm hiểu các hình thức làm phim quảng cáo hiệu quả đang được nhiều thương hiệu và doanh nghiệp sử dụng nhé!

Phim doanh nghiệp (Corporate film)

Phim doanh nghiệp còn được gọi là phim giới thiệu doanh nghiệp, là một dạng phim ngắn giới thiệu các nội dung liên quan tới một doanh nghiệp, có thể là: lịch sử hình thành, quy mô hoạt động, quy trình sản xuất, khả năng tài chính, nhân sự,… Tất cả được truyền tải bằng nội dung hình ảnh, âm thanh, lời bình và kỹ xảo qua một cách thể hiện sinh động, hấp dẫn, nhằm truyền tải được thông điệp của doanh nghiệp tới với người xem.

Phim doanh nghiệp có thể xem là bộ mặt thu gọn của công ty, là một profile giới thiệu cho những khách hàng chưa biết sẽ biết đến đơn vị công ty của bạn hoạt động lĩnh vực gì, cung cấp sản phẩm/ dịch vụ gì. Bên cạnh đó, với những khách hàng và đối tác đã biết doanh nghiệp, họ sẽ dễ dàng tìm hiểu kỹ hơn cũng như dễ giới thiệu về doanh nghiệp cho người khác. Ngày nay, đại bộ phận các phim – video doanh nghiệp được trình bày trực tuyến và xuất bản trên trang web của công ty, fanpage, hoặc qua thư điện tử.

Phim Quảng Cáo Truyền Hình – TVC (Television Commercial)

Phim Quảng Cáo Truyền Hình (TVC) là một hình thức quảng cáo sản phẩm/dịch vụ mang tính thương mại hóa thông qua phương tiện truyền hình. Thông thường các TVC ở dạng video, có thời lượng kéo dài dao động từ 10 giây đến 3 phút và được chiếu xen kẽ giữa các chương trình truyền hình. Chi phí quảng cáo sẽ dao động theo chi phí sản xuất, thời lượng, tần suất chiếu, xếp hạng của chương trình và kênh phát sóng, các khung giờ khác nhau hoặc các ngày trong tuần. 

Ngày nay khi internet và các mạng xã hội ngày càng phát triển thì người dùng  càng phụ thuộc vào các thiết bị di động như smartphone. Để thích ứng, TVC ngày nay cũng không bị giới hạn mà còn được phát sóng và theo nhắm chọn mục tiêu trên các nền tảng online như Facebook, Youtube,…

Viral Video (Phim quảng cáo có yếu tố viral)

Viral video là những phim ngắn có cốt truyện, cao trào về cảm xúc (bi, hài, ngạc nhiên, thích thú…) khiến người xem chia sẻ qua môi trường internet và có thể thu hút được lượng người xem lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Đây là một trong những phương tiện giúp truyền tải thông điệp hết sức hiệu quả trong các chiến dịch marketing. Đồng thời cũng là chiến thuật góp phần thúc đẩy lan truyền nội dung tiếp thị dựa trên trào lưu chia sẻ video trực tuyến. 

Quy trình sản xuất của một video viral không khác gì so với quy trình sản xuất phim doanh nghiệp hay TVC. Sự khác nhau lớn nhất đến từ khâu khai thác insight của đối tượng mục tiêu. Lầm tưởng lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay là gán cho mục đích của Video Viral là phải mang lại “giá trị thương mại” hay “hiệu quả về kinh doanh”.

Xét về góc độ tâm lý, Video viral tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người xem. Khiến họ muốn chia sẻ vì những thông điệp hay tình huống ấn tượng trong phim. Vì vậy, Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ khi nào thì sử dụng một TVC, khi nào cần một bộ phim lan truyền.

Phim Thương Hiệu (Branding Film)

Ở Việt Nam chưa nhiều doanh nghiệp nghĩ tới dạng phim thương hiệu này. Tuy nhiên nhiều thương hiệu lớn trên thế giới thì Phim thương hiệu (Branding Film) là một dạng video rất được chú trọng, đặc biệt khi có các chiến lược tái định vị thương hiệu hoặc ra mắt thương hiệu mới.

Khác với các dạng phim khác, phim thương hiệu sẽ là một câu chuyện truyền cảm hứng hoặc những shortfilm (đoạn phim ngắn) để làm nổi bật các yếu tố của thương hiệu như: Triết lý (Brand philosophy), Tầm nhìn – Sứ mệnh (Vision – Mission), Tính cách, Hình mẫu thương hiệu (Brand Personality). 

Các loại hình phim quảng cáo mang lại chuyển đổi cao nhất cho doanh nghiệp

Nếu như Nhận diện thương hiệu (Brand Identity) như logo, màu sắc thương hiệu là phần nổi trên tảng băng của thương hiệu thì triết lý, tầm nhìn – sứ mệnh, giá trị cốt lõi, tính cách và hình mẫu chính là phần chìm của tảng băng. Phim thương hiệu sẽ là một sản phẩm video để giúp người xem, khách hàng hiểu hơn về tảng băng chìm này.

Nếu như Logo và màu sắc đỏ trắng huyền thoại là dấu hiệu để chúng ta nhận biết Coca-Cola thì các phim quảng cáo, phim khẳng định thương hiệu cho chúng ta thấy rõ nhất giá trị cốt lõi và tính cách của thương hiệu này. Chẳng hạn, qua video trên, cảm nhận của ta về Coca-Cola sẽ là: Trân trọng tình yêu thương, sống bằng cảm xúc của chính mình, chia sẻ niềm vui với mọi người và chung tay vì cộng đồng.

Xem thêm: Thể hiện giá trị cốt lõi (Core Value) của doanh nghiệp với phim quảng cáo

Trên đây là 4 hình thức làm phim quảng cáo hiệu quả, hy vọng bài viết sẽ hữu ích dành cho bạn. Để doanh nghiệp của bạn có thể lựa chọn đúng phương án thực hiện làm phim quảng cáo giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn có thể hiệu quả trong chiến dịch truyền thông, hãy đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để có thể kết hợp tạo ra những video quảng cáo hiệu quả và chất lượng nhất. 

Bài Viết Cùng Chủ Đề:

Kool Media: Dịch vụ chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh quảng cáo chuyên nghiệp tại HCM
Communications Campaign – Doanh Nghiệp Làm Nên Thương Hiệu Từ Chiến Dịch Truyền Thông
Brand Story: Zara – Câu chuyện thương hiệu từ nhà bán lẻ thời trang nổi tiếng toàn cầu
Hãy liên hệ với Kool Media ngay
để được Tư Vấn Miễn Phí
Gọi: 0932351123
Kool Media Phone
0932 351 123 Tư vấn trực tiếp