Những thông tin cần biết trước khi sản xuất phim doanh nghiệp
Xem nhanh
ToggleLà thước phim đa sắc, đa thanh, giúp phản chiếu hình ảnh của mỗi thương hiệu, trở thành phương tiện lý tưởng quảng bá doanh nghiệp, cụm từ phim doanh nghiệp đã không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những ai hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, marketing. Sở hữu nhiều lợi ích nổi bật phim doanh nghiệp đã và đang trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều công ty khi bắt đầu các chiến dịch truyền thông.
Thế nhưng doanh nghiệp thường gặp nhiều khó khăn khi thực hiện phim doanh nghiệp. Những thông tin cần biết trước khi làm phim doanh nghiệp trong bài viết này của Kool sẽ hỗ trợ bạn kiến thức để tự tin bắt tay vào bắt đầu một dự án phim doanh nghiệp cho công ty bạn nhé!
Xem thêm: TVC là gì? 9 yếu tố tạo nên thành công trong sản xuất TVC
Những khó khăn doanh nghiệp thường gặp phải khi làm phim doanh nghiệp
Không biết bắt đầu từ đâu?
Với nhiều doanh nghiệp, khởi động một dự án phim doanh nghiệp như bước vào mê cung không lối thoát. Thiếu ý tưởng cụ thể về nội dung và hình ảnh dẫn đến lãng phí thời gian và nguồn lực trong quá trình thử nghiệm và điều chỉnh.
Thiếu chuyên môn
Để tạo ra một phim doanh nghiệp chất lượng, cần có đội ngũ sản xuất chuyên nghiệp với kỹ năng cao trong lĩnh vực quảng cáo. Doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đội ngũ phù hợp, đủ năng lực để tạo ra những video thu hút và hiệu quả.
Không biết cách truyền tải thông điệp
Phát triển câu chuyện và thông điệp là một thách thức lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của phim doanh nghiệp. Nếu thông điệp không được truyền tải rõ ràng và ấn tượng, phim doanh nghiệp sẽ không thể góp phần xây dựng thương hiệu như mong muốn.
Để vượt qua các thách thức trên, doanh nghiệp cần:
- Lập kế hoạch bài bản: Xác định mục tiêu rõ ràng, nghiên cứu đối tượng mục tiêu và xây dựng kịch bản chi tiết trước khi bắt đầu sản xuất.
- Tìm kiếm đối tác uy tín: Hợp tác với đơn vị sản xuất PDN chuyên nghiệp có kinh nghiệm và năng lực để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Thông điệp sáng tạo: Truyền tải thông điệp một cách sáng tạo, dễ hiểu và phù hợp với đối tượng mục tiêu để tạo hiệu quả tối ưu.
Các cách làm phim doanh nghiệp phổ biến
Phim giới thiệu doanh nghiệp được sản xuất bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc và yêu cầu, ngân sách và mục đích của doanh nghiệp. Hiện tại có những cách làm phim doanh nghiệp phổ biến như sau:
Các cách làm phim doanh nghiệp phổ biến hiện nay:
Phim giới thiệu doanh nghiệp
Cách 1: Quay phim thực tế: Quay phim trực tiếp tại văn phòng, nhà máy, công trình, sự kiện… của doanh nghiệp để giới thiệu hình ảnh chân thực nhất.
Cách 2: Sử dụng hình ảnh, video stock: Lựa chọn hình ảnh, video chất lượng cao từ các kho dữ liệu stock để tiết kiệm chi phí và thời gian sản xuất.
Cách 3: Kết hợp quay phim thực tế và hình ảnh, video stock, tận dụng ưu điểm của cả hai cách để tạo ra video giới thiệu doanh nghiệp đa dạng, ấn tượng
Phim giới thiệu sản phẩm/dịch vụ
Cách 1: Quay phim giới thiệu sản phẩm/dịch vụ: Quay phim cận cảnh, chi tiết về sản phẩm/dịch vụ, kết hợp với lời thuyết minh và hình ảnh minh họa.
Cách 2: Sử dụng animation/motion graphic: animation/motion graphic có thể minh họa cho những khái niệm phức tạp, giúp người xem dễ dàng hiểu được thông điệp mà
Cách 3:Kết hợp quay phim thực tế và animation/motion graphic giúp tạo ra video giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đa dạng, sinh động, thu hút sự chú ý của người xem.
Phim tài liệu doanh nghiệp
Cách 1: Phỏng vấn lãnh đạo, nhân viên: Phỏng vấn những người có liên quan để ghi lại câu chuyện, giá trị và tầm nhìn của doanh nghiệp, giúp tăng tính chân thực và tin cậy cho phim tài liệu doanh nghiệp.
Cách 2: Sử dụng hình ảnh, video tư liệu: Lồng ghép hình ảnh, video tư liệu để minh họa cho câu chuyện của doanh nghiệp. Hình ảnh, video tư liệu cung cấp góc nhìn đa chiều về doanh nghiệp, giúp người xem hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa và hoạt động của doanh nghiệp.
Cách 3: Kết hợp phỏng vấn và hình ảnh, video tư liệu: Tạo ra phim tài liệu doanh nghiệp đầy đủ, hấp dẫn và information.
Phim đào tạo nội bộ
Cách 1: Quay phim hướng dẫn thực tế: Quay phim hướng dẫn thực hiện các quy trình, kỹ năng cần thiết cho công việc.
Cách 2: Sử dụng animation/motion graphic: Tạo video hướng dẫn bằng hình ảnh động để minh họa các bước thực hiện một cách dễ hiểu.
Cách 3: Kết hợp quay phim và animation/motion graphic: Tạo video hướng dẫn đa dạng, dễ tiếp thu và ghi nhớ.
Ngoài những cách làm phim doanh nghiệp phổ biến trên, còn có nhiều cách khác như phim hoạt hình, phim 3D, v.v. Lựa chọn cách làm phim phù hợp sẽ phụ thuộc vào mục tiêu, ngân sách và yêu cầu của doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin để doanh nghiệp lựa chọn cách làm phim phù hợp và chuẩn bị kỹ lưỡng các bước, giúp tạo ra một phim doanh nghiệp chất lượng, hiệu quả, góp phần nâng cao vị thế thương hiệu và đạt được mục tiêu kinh doanh. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu cần tư vấn về làm phim doanh nghiệp hàng đầu miền Nam thì hãy liên hệ với Koolmedia theo thông tin bên dưới để được tư vấn trực tiếp nhé.
Bài viết cùng chủ đề:
Mẫu kịch bản phim tự giới thiệu doanh nghiệp chi tiết nhất
Tiền trạm – Hành trình “thám hiểm” trước khi bấm máy quảng cáo
6 nguyên tắc làm phim quảng cáo cực kỳ quan trọng mà bạn không nên bỏ qua