Tìm hiểu 9 mục tiêu quảng cáo khi làm marketing

Tìm hiểu 9 mục tiêu quảng cáo khi làm marketing

Xác định mục tiêu là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong mỗi chiến dịch quảng cáo. Bởi vì mỗi chiến dịch sẽ có mục tiêu riêng và đều hướng đến mục đích lớn cuối cùng của doanh nghiệp. Vậy có các mục tiêu quảng cáo nào mà doanh nghiệp cần quan tâm. Hôm nay hãy cùng Kool Media khám phá điều này nhé.

Tùy vào định hướng và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, mục tiêu quảng cáo có thể được phân chia thành các mục tiêu như sau:

Giới thiệu thương hiệu mới

Khi một thương hiệu mới xuất hiện trên thị trường cần thực hiện chiến dịch quảng cáo để tăng mức độ nhận biết với người tiêu dùng. Đối với một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, mức độ phổ biến thương hiệu là rất quan trọng vì nó là yếu tố quan trọng ảnh hướng lớn quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

image

Thông báo sản phẩm mới

Chiến dịch quảng cáo này được thực hiện khi công ty cho ra mắt một sản phẩm mới. Lúc này, bạn cần đẩy mạnh truyền thông để khách hàng biết và muốn tìm hiểu về sản phẩm mới này.

Thu hút khách hàng

Đa số các chiến dịch quảng cáo đều có mục tiêu là thu hút nhiều khách hàng hơn, thúc đẩy tỉ lệ người yêu thích và sẵn sàng mua hàng. Khi chiến dịch tạo được ấn tượng, truyền tải thông điệp đúng đến khách hàng có thể khiến họ chuyển sang thương hiệu mới. Chẳng hạn Nokia đã từng là đế chế về điện thoại di động nhưng khi các hãng Android quảng cáo nhấn mạnh vào tính hiện đại, bắt kịp xu hướng thì người tiêu dùng đã chuyển sang dùng điện thoại của hãng khác.

image 1

Sự khác biệt

Khi sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có sự khác biệt và tạo giá trị cho khách hàng thì quảng cáo của bạn phải cho khách hàng biết điều này. Từ đó thương hiệu của bạn được định vị vững chắc trong tâm trí khách hàng. Các thương hiệu lớn như CocaCola, Omo, Momo đã thành công chinh phục khách hàng khi quảng cáo của họ không chỉ nhấn mạnh vào lợi ích mà còn thể hiện giá trị nhân văn, phong cách sống,… trong từng thước phim quảng cáo.

Xây dựng thương hiệu bền vững

Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài, tốn nhiều công sức và chi phí của doanh nghiệp. Sau thời gian quảng cáo thương hiệu liên tục, giá trị thương hiệu ngày càng có giá trị và không ngừng tăng lên. Khách hàng cũng vì thế mà tin tưởng vào sản phẩm nhiều hơn.

Tăng doanh số bán hàng

Khi có một chiến lược quảng cáo tốt, thông điệp, hình ảnh và thương hiệu tiếp cận rộng rãi đến khách hàng tiềm năng, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, từ đó có khả năng làm tăng doanh số bán hàng. Đây cũng là mục tiêu chung của hầu hết các chiến dịch quảng cáo.

image 2

Giữ chân khách hàng cũ

Chúng ta thường thấy các thương hiệu quảng cáo xuất hiện thường xuyên và lặp đi lặp lại trên khắp các kênh truyền thông. Thương hiệu càng lớn thì tần suất xuất hiện càng nhiều hơn. Đây là một hình thức nhắc nhở, gợi nhớ về thương hiệu cực kỳ hiệu quả. Từng hình ảnh, âm thanh trong quảng cáo xuất hiện và nhắc với khách hàng rằng “tôi vẫn ở đây và tôi là lựa chọn tốt nhất”.

Khi khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn, họ sẵn sàng chia sẻ chúng đến với người thân, bạn bè của họ. Thương hiệu của bạn lại được tiếp cận với những khách hàng mới và những người này chính là khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Khơi gợi mong muốn mua hàng trong tương lai

Khi quảng cáo liên tục lặp đi lặp lại, hình ảnh về thương hiệu tác động không ít vào tâm trí người tiêu dùng. Cho dù lúc này họ chưa có nhu cầu nhưng trong tương lai, khi phát sinh nhu cầu thì hình ảnh về thương hiệu lại xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ, dễ dàng trở thành lựa chọn đầu tiên trong quá trình tìm hiểu và mua hàng của họ.

Thúc đẩy doanh số nhanh chóng

Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có doanh thu tốt và ổn định. Những giai đoạn doanh thu sụt giảm, các chiến dịch quảng cáo với mục tiêu kích cầu mua sắm, cân bằng lại doanh số cho công ty. Cách làm tiêu biểu nhất là tung ra các chương trình ưu đãi, quà tặng đặc biệt để thu hút khách hàng. Thực hiện khéo léo chiến dịch này không chỉ giải quyết bài toán doanh số mà còn hỗ trợ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, tăng sự cạnh tranh trên thị trường.

Kêu gọi hành động

Không phải quảng cáo nào cũng trực tiếp hướng đến mục tiêu bán hàng. Tùy từng chiến dịch mà mục tiêu có thể là kêu gọi hành động. Đó có thể là bấm thích, bấm theo dõi kênh, truy cập vào website hoặc liên hệ đến Hotline,… Việc này giúp khách hàng có thêm lượt tiếp cận và thu thập lượng lớn dữ liệu khách hàng có ích cho các chiến dịch quảng cáo sau nay.

Trên đây là 10 mục tiêu quảng cáo tiêu biểu nhất mà mọi marketer cần biết. Tùy vào từng giai đoạn và kế hoạch phát triển mà mỗi chiến dịch cần lựa chọn mục tiêu phù hợp. Bằng cách xác định rõ mục tiêu ngay từ ban đầu, doanh nghiệp có cơ sở để đưa ra quảng cáo phù hợp nhất.

Xem thêm một số dự án do Kool Media sản xuất:

Bài Viết Cùng Chủ Đề:

Mẫu kịch bản phim tự giới thiệu doanh nghiệp chi tiết nhất
Chiến lược Marketing của Chanel: Sự khác biệt tạo nên thương hiệu đẳng cấp hàng đầu thế giới
Sự khác nhau giữa Marketing B2B và B2C
Hãy liên hệ với Kool Media ngay
để được Tư Vấn Miễn Phí
Gọi: 0932351123
Kool Media Phone
0932 351 123 Tư vấn trực tiếp