Chuyển cảnh trong dựng phim: “phù phép” cho thước phim trở nên nghệ thuật hơn
Xem nhanh
ToggleDựng phim trong hậu kỳ phim quảng cáo là thao tác quan trọng để tạo nên sự thành công của một video quảng cáo. Không đơn giản chỉ là việc xoá các clip xấu và rút ngắn những phần hay nhất, người dựng phim phải biết cách làm sao để những thước phim trở nên nghệ thuật và thu hút người nhìn, đặc biệt phải đảm bảo được sự liên kết chặt chẽ về mặt nội dung và hình ảnh.
Để đạt được điều này, bạn phải cần đến sự hỗ trợ của các hiệu ứng chuyển cảnh .Trong bài viết này, Kool Media sẽ mang đến bạn những thông tin hữu ích về kỹ thuật chuyển cảnh trong dựng phim nhé!
Định nghĩa kỹ thuật chuyển cảnh trong dựng phim
Chuyển cảnh là một kỹ thuật trong quá trình dựng phim. Nó được hiểu đơn giản là một hiệu ứng chuyển đổi giữa hai cảnh quay khác nhau, từ cảnh quay này sang cảnh quay khác hoặc cắt bớt những chi tiết dư thừa trong cảnh quay. Các nhà làm phim sử dụng kỹ thuật này theo nhiều cách khác nhau.
Chúng có thể biểu thị sự thay đổi trong cốt truyện, hiển thị thời gian trôi qua hoặc chỉ đơn giản là đưa khán giả đến cảnh tiếp theo một cách mượt mà hơn. Kĩ thuật chuyển cảnh trong dựng phim đảm hình ảnh xuất hiện đẹp, chính xác và logic.
>>>Xem thêm: Bối cảnh phim quảng cáo là gì? Vai trò của bối cảnh trong phim quảng cáo
Các kỹ thuật chuyển cảnh cơ bản trong dựng phim
Standard cut
Đây là hiệu ứng đơn giản nhất và trong quá trình sử dụng cũng không đòi hỏi phải vận dụng nhiều kỹ năng dựng phim chuyên sâu. Nó chỉ đơn giản là quá trình ghép nối hai clip lại với nhau để thể hiện sự tiếp nối, mô tả diễn biến của hành động. Bạn chỉ cần đặt chi tiết cuối của clip trước cạnh chi tiết đầu của clip sau là hoàn thành thao tác chuyển cảnh.
Jump cut
Jump cut được sử dụng khi người dựng phim cắt giảm thời lượng trong 1 cảnh quay để cho thấy sự đi qua của thời gian hoặc sự chờ đợi của nhân vật. Hiểu một cách đơn giản, jump cut là sự chia nhỏ của một cảnh quay lớn. Tức là thay vì trình chiếu liền mạch một clip thì người dựng phim sẽ cắt nó thành nhiều đoạn khác nhau để tạo nên hiệu ứng nhảy vọt, mang đến sự dồn dập trong cách cảm nhận của người xem.
Khi xem, chúng ta sẽ cảm thấy clip như đang “nhảy”. Kỹ thuật này khiến cho nội dung clip diễn biến nhanh chóng và đầy lôi cuốn nhưng vẫn “mượt mà”, tự nhiên giữa các cảnh. Nó cũng được sử dụng tăng tính cấp bách và mức độ nghiêm trọng trong các cảnh quay.
Montage
Montage là một kỹ thuật dựng phim, bao gồm chuỗi các shot ngắn được kết hợp vào một cảnh, thường được phổ nhạc. Các cảnh montage thường ngụ ý thời gian trôi, hay nhiều sự kiện đồng thời, và là phương tiện để cho khán giả biết được nhiều thông tin một lúc.Chẳng hạn như quá trình khổ luyện để trở thành một vũ công bale, hay montage quá trình ôn thi của một học sinh,…
>>>Xem thêm: Vinamilk
Fade In/Out
Fade In/Out được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên hầu như các bộ phim, giúp sự chuyển đổi giữa các cảnh quay trở nên mượt mà hơn. Người dựng phim sẽ làm mờ hoặc làm biến mất clip này và hiển thị một clip khác.
Kỹ thuật này cũng cho thấy sự trôi qua của thời gian như chuyển cảnh từ ngày sang đêm hay ai đó đang chìm vào giấc ngủ, nhưng đôi khi cũng cho ra hiệu ứng ngược nếu không sử dụng hợp lý.
J cut và L cut
Các hiệu ứng chuyển cảnh J – cut và L – cut được thiết kế đặc biệt nhằm tạo ra những cảnh phim mượt mà liên tục, chuyển đổi liền mạch từ cảnh này sang cảnh khác với sự dẫn đường của âm thanh, được áp dụng nhiều trong những cảnh thoại của nhân vật
Với L Cut, âm thanh của video trước sẽ được thêm vào video sau. Nghĩa là bạn vẫn nghe được âm thanh phát ra từ cảnh trước trong khi màn hình đã chuyển sang cảnh khác. Do đó khán giả vẫn đang xem cảnh B nhưng vẫn nghe âm thanh phát ra từ cảnh A.
Trong khi đó, J Cut Là sự hiển thị trước âm thanh. Mặc dù video trước chưa được trình chiếu hết nhưng bạn đã có thể nghe thấy âm thanh của video sau. Nói một cách dễ hiểu hơn, là khi bạn xem hết phân cảnh A, âm thanh ở cuối của A sẽ là âm thanh mở đầu của phân cảnh B trước khi bắt đầu phân cảnh B.
Smash cut
Smash cut là 1 cách chuyển cảnh cực kì thú vị trong dựng phim, nó chuyển cảnh rất đột ngột, thường là cảnh sau có tính đối lập hoặc ẩn dụ cho cảnh trước đó.
Ví dụ cảnh quay trong 1 quán bar cực kỳ chật chội ồn ào bỗng cắt chuyển đột ngột sang cảnh 1 cánh đồng bao la yên bình tĩnh lặng. Hoặc gã sát thủ vung kiếm chém xuống, trước khi khán giả thấy cảnh thanh kiếm chém vào người nạn nhân thì đột ngột cắt chuyển sang cảnh cận 1 người đang cắt đứt đôi bó rau, nhằm ẩn dụ thay cho hình ảnh của cảnh trước
Cutting on action
Cutting on Action có thể hiểu đơn giản phương pháp này là cắt cảnh ngay trong khi chủ thể đang hành động. Ví dụ như chủ thể của bạn đang nhảy từ trên cao xuống hồ bơi trong một phân cảnh và lặn từ mặt nước lên từ một phân cảnh tiếp sau. Người xem sẽ theo dõi được được nhiều góc máy khác nhau của một cảnh quay duy nhất, tạo nên sự đa dạng.
Mặc dù, Cutting on Action được xem là một kỹ thuật cắt cảnh cơ bản trong dựng phim, thế nhưng chúng sẽ giúp cho bộ phim hoặc video của bạn trở nên mạch lạc, cuốn hút ánh nhìn và sự tập trung của người xem.
Những lưu ý khi sử dụng hiệu ứng chuyển cảnh cho người dựng phim
- Không lạm dụng: Sử dụng quá nhiều sẽ khiến tổng thể video thiếu chuyên nghiệp, không có điểm nhấn thậm chí là phân tán sự tập trung của người xem.
- Đảm bảo tính nhất quán: Cần dựa trên một nguyên tắc, yêu cầu cụ thể để thiết lập được sự nhất quán giữa các hiệu ứng.
- Sử dụng như một công cụ kể chuyện: Chuyển cảnh cũng được coi như một người dẫn chuyện hoàn hảo, giúp cho video hấp dẫn và có chiều sâu hơn.
Bài viết trên đã đem đến bạn những thông tin về chuyển bản cơ bản trong dựng phim. Hi vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích với bạn để tạo dựng nên những thước phim đẹp, chất lượng. Nếu cần thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ về dựng phim, hãy liên hệ với Kool Media theo thông tin sau nhé!