Nâng cao giá trị sản phẩm và thương hiệu cho doanh nghiệp?

Điều gì làm nâng cao giá trị sản phẩm và thương hiệu cho doanh nghiệp?

Đối với bất kỳ sản phẩm hay thương hiệu nào, khách hàng chỉ đồng ý “xuống tiền” khi cảm thấy chúng mang lại giá trị. Đây cũng là mấu chốt vấn đề và các chủ doanh nghiệp phải luôn luôn mọi cách để nâng cao giá trị sản phẩm, thương hiệu của mình.

Giới thiệu về hiệu ứng khung

Nói đến bột giặt quần áo, ai cũng nghĩ Omo là giặt sạch và Tide là giặt trắng. Vì đơn giản đó là định vị của 2 thương hiệu và cả 2 đã rất thành công với định vị này. Liệu rằng điều đó có thật hay không, không ai biết cả nhưng niềm tin Omo giặt sạch, Tide giặt trắng là có thật. Và niềm tin ấy được tạo thành từ quảng cáo.

Daniel Kahneman là một nhà kinh tế học người Mỹ đoạt giải Nobel kinh tế 2002. Các nghiên cứu về tâm lý ra quyết định, kinh tế học hành vi của ông được ứng dụng khá nhiều vào ngành quảng cáo. Trong bài diễn văn nhận giải Nobel ông đã giới thiệu hiệu ứng khung thông qua hình ảnh 2 hình vuông nhỏ giống nhau đặt trong 2 hình vuông lớn hơn nhưng khác màu.

Minh họa hiệu ứng khung của Daniel Kahneman
Minh họa hiệu ứng khung của Daniel Kahneman

Rõ ràng bạn sẽ thấy hình vuông nhỏ bên trái có vẻ sáng hơn bên phải dù chúng thực sự giống nhau. Đó là do có sự khác biệt của hình vuông lớn bên ngoài.

Điều đó có nghĩa là những gì chúng ta nhận thức được không phải do bản chất của nó mà do môi trường xung quanh nó. Đây được gọi là hiệu ứng khung.

Hiệu ứng khung đã chỉ ra rằng nhận thức của chúng ta về sản phẩm, thương hiệu phụ thuộc rất nhiều vào cách nó được trình bày. Logo, màu sắc, bao bì, người nổi tiếng quảng cáo, phim quảng cáo, nơi trưng bày sản phẩm,… đều là những cái khung của thương hiệu đó.

Nâng cao giá trị thương hiệu từ hiệu ứng khung

Như đã nói ở trên, những yếu tố như màu sắc, quảng cáo, KOL, thiết kế bao bì, nhạc hiệu,… đều là những cái khung của sản phẩm. Nhờ vào “cái khung” này mà người tiêu dùng hình thành thái độ với sản phẩm, thương hiệu. 

Chẳng hạn như hình ảnh những cậu bé nghịch ngợm, quần áo lấm lem vết bẩn trong quảng cáo Omo là cơ sở để khán giả có niềm tin về việc giặt sạch. 

Nhờ vào “cái khung” này mà người tiêu dùng hình thành thái độ với sản phẩm, thương hiệu. 
Nhờ vào “cái khung” này mà người tiêu dùng hình thành thái độ với sản phẩm, thương hiệu. 

Hay hình ảnh trời xanh, mây trắng của TH là cái khung để mọi người tin rằng đây là sản phẩm từ thiên nhiên cao cấp. Hoặc hình ảnh những chú bò vui nhộn khiến mọi người tin rằng Vinamilk là sữa được lấy từ bò sữa nuôi dưỡng tự nhiên, nguyên chất 100%.

Hình ảnh trời xanh, mây trắng của TH là cái khung để mọi người tin rằng đây là sản phẩm từ thiên nhiên cao cấp
Hình ảnh trời xanh, mây trắng của TH là cái khung để mọi người tin rằng đây là sản phẩm từ thiên nhiên cao cấp

Trăng Vàng là thương hiệu bánh trung thu cao cấp của Kinh Đô. Ngoài việc chăm chút cho hình ảnh bao bì, nguyên liệu, giá bán, điểm bán để thể hiện sự “cao cấp”, Kinh Đô còn tạo một cái khung quảng cáo cho thương hiệu đặc biệt này. Kinh Đô đã thành công tạo được niềm tin cho khách hàng rằng sản phẩm được làm thủ công từ những người thợ lành nghề. Bàn tay người nghệ nhân chăm chút làm bánh trung thu chính là cái khung để người xem cảm thấy và tin là Trăng Vàng là thương hiệu cao cấp.


Nơi bán sản phẩm cũng là một yếu tố để người tiêu dùng đánh giá sản phẩm, thương hiệu của bạn. Một sản phẩm bình thường khi đặt ở các trung tâm thương mại, bạn hoàn toàn có thể bán với giá cao hơn. 

Nếu doanh nghiệp của bạn có sản phẩm tốt nhưng không chú trọng vào “cái khung” là thiết kế bao bì, quảng cáo không hay, trình bày không bắt mắt thì chính bạn đã tự hạ thấp giá trị sản phẩm. Người tiêu dùng cũng không thể nhận ra giá trị cũng như chất lượng thật sự của sản phẩm.

Vậy bài học cần rút ra cho doanh nghiệp ở đây là gì? Muốn tăng giá trị sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư vào thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu, logo, bao bì, bài trí không gian bán hàng,… từ đó hình thành thái độ, nhận thức tích cực của khách hàng về sản phẩm và thương hiệu.

Quảng cáo không chỉ là nói cái gì mà còn là nói thế nào

Một giáo sư tâm lý học người Mỹ gốc Iran Albert Mehrabian cho rằng: Khi chúng ta giao tiếp, người nhận thông tin có thể hiểu được 7% đến từ cái ta nói, 38% đến từ cách chúng ta nói và 55% đến từ ngôn ngữ cơ thể. Điều này ta thấy ngoài nội dung chúng ta nói thì cách chúng ta nói như thế nào cũng quan trọng không kém trong việc truyền tải thông tin đến người nghe.

Trong quảng cáo cũng vậy, bạn dành rất nhiều thời gian để lên chiến lược, tạo ý tưởng nhưng cái khách hàng thấy, cảm nhận chính là những gì đi kèm xung quanh thông điệp đó.

Làm quảng cáo chính là tạo ra cái khung tranh, cái hộp quà để chứa đựng thương hiệu, sản phẩm. Và đôi khi khách hàng mua sản phẩm chỉ vì bao bì của nó đẹp thế thôi. Khung tranh này góp phần làm nâng cao giá trị của sản phẩm, thương hiệu, từ đó tạo sự thích thú và phát sinh mong muốn mua hàng.

Hi vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây, các chủ doanh nghiệp, người làm truyền thông sẽ có thêm nhiều ý tưởng để tạo ra cái “khung” riêng góp phần làm nâng tầm giá trị của sản phẩm và thương hiệu của mình. Nếu cảm thấy nội dung hữu ích đừng ngần ngại chia sẻ hoặc để lại comment bên dưới nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. 

*Bài viết được trích dẫn từ cuốn sách Quảng cáo không nói láo của tác giả Hồ Công Hoài Phương.

Bài Viết Cùng Chủ Đề:

Vì sao các nhãn hàng phải quảng cáo thường xuyên?
Top 5 phim quảng cáo game ấn tượng
Đâu là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp?
Hãy liên hệ với Kool Media ngay
để được Tư Vấn Miễn Phí
Gọi: 0932351123
Kool Media Phone
0932 351 123 Tư vấn trực tiếp