Câu Chuyện Thương Hiệu Unilever: Từ Khởi Nghiệp Bằng Xà Phòng Đến Định Hình Xu Hướng Tiêu Dùng Toàn Cầu
Xem nhanh
ToggleMỗi ngày, khi bạn rửa tay bằng xà phòng Dove mềm mại, nấu một bữa ăn ngon với gia vị Knorr, thưởng thức một ly trà Lipton thảo mộc thư thái hoặc tạo kiểu tóc đẹp bằng dầu gội Sunsilk, bạn đã trải qua một phần nhỏ của câu chuyện thương hiệu Unilever – một hành trình đầy màu sắc và đam mê.
Unilever, một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực tiêu dùng, đã xây dựng một câu chuyện thương hiệu ấn tượng và thành công trên toàn cầu. Trong bài viết này, hãy cùng Kool Media khám phá hành trình của Unilever từ những ngày đầu thành lập cho đến vị thế hàng đầu trên thị trường hiện nay nhé!
Câu Chuyện Thương Hiệu Unilever: Khởi nghiệp thành công từ xà phòng
Vào cuối thế kỷ XIX, tại nước Anh, ngành công nghiệp xà phòng được đặt những nền móng đầu tiên cho sự phát triển. Và người có công lớn nhất trong việc xây dựng những nền móng đó chính là William Lever – người sáng lập ra và là người đầu tiên viết nên câu chuyện thương hiệu Unilever.
William Lever sinh năm 1851 tại một thành phố miền Bắc nước Anh trong một gia đình kinh doanh các mặt hàng nông sản và tiêu dùng hằng ngày. Đến năm 23 tuổi, William đã có một quyết định quan trọng, chuyển hướng kinh doanh sang xà phòng. Bởi thị trường kinh doanh mặt hàng xà phòng là mặt hàng bình dân và được sản xuất đại trà bởi hàng chục nhà máy nhỏ lẻ.
William đã cho phát triển loại xà phòng có mật ong nguyên chất mang tên Lever’s Pure Honey. Lever’s Pure Honey có mùi vị và chất lượng hơn hẳn, trở thành sản phẩm bán chạy nhất, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành sản xuất và kinh doanh xà phòng.
Xem thêm: Brand Story: Zara – Câu chuyện thương hiệu từ nhà bán lẻ thời trang nổi tiếng toàn cầu
Bước ngoặt phát triển thương hiệu
Câu chuyện thương hiệu Unilever đặc sắc hơn nữa khi William Lever triển khai một chiến dịch quảng cáo về người đẹp Gvendolin. Một người phụ nữ luôn ủ rũ và buồn bã với làn da khô nứt nẻ của mình. Sau khi gặp được “xà phòng Sunlight”, nàng đã thấy rằng đây chính là sản phẩm dành riêng cho mình.
Chiến dịch đã khơi gợi vấn đề và tác động mạnh vào tâm lý của phần khách hàng tiêu dùng nhiều nhất trên thế giới – phụ nữ. Sau chiến dịch đó, phụ nữ nước Anh đổ xô đi mua loại xà phòng này. Biến Sunlight trở thành một sản phẩm phổ biến và là loại xà phòng nổi tiếng nhất toàn nước Anh.
Có thể thấy ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp, Unilever đã thành công khi biết khác biệt hóa sản phẩm, lựa chọn cách thức quảng bá mới mẻ, hấp dẫn mà các đối thủ khác chưa làm. William Lever đã không chỉ bán xà phòng mà còn làm rất tốt việc kể những câu chuyện làm nên tên tuổi nhãn hiệu của mình.
Mở rộng quy mô thị trường
Tiếp theo câu chuyện thương hiệu Unilever, vào năm 1890, Lever mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình ra khỏi biên giới nước Anh. Ngoài nhà máy tại Mỹ, Lever còn “bành trướng” sang tận Úc, Canada, Đức và Thụy Sĩ. Đến năm 1911, Lever đã chiếm thị phần rất lớn trong mảng xà phòng. Cứ 3 bánh xà phòng trên thị trường thì có 1 là của Lever.
Tiếp những năm sau đó, Lever liên tục thôn tính, sáp nhập những công ty đối thủ để trở thành tập đoàn lớn về xà phòng. Thậm chí 4 năm sau khi Lever qua đời vào năm 1925, con trai ông đã thực hiện vụ sáp nhập thế kỷ để đưa tên tuổi công ty lan xa ra quốc tế, đồng thời hình thành nên thương hiệu Unilever như ngày nay.
Cuộc sáp nhập thế kỷ với Margarine Unie
Cuộc sáp nhập thế kỷ giữa Unilever và Margarine Unie đã diễn ra vào năm 1930. Hai công ty này đã quyết định hợp nhất để tạo thành một tập đoàn lớn hơn và mạnh mẽ hơn trên thị trường. Đây cũng là bước ngoặt lớn nhất trong câu chuyện thượng hiệu Unilever.
Cuộc sáp nhập này đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử của Unilever và làm nền tảng cho sự phát triển toàn cầu của công ty trong những năm tiếp theo. Để tránh hệ thống đánh thuế kép, liên minh này quyết định tách thành hai công ty: Unilever PLC có trụ sở tại Anh và Unilever NV đóng trụ sở tại Hà Lan.
Xem thêm: Câu Chuyện Thương Hiệu Của Highlands Coffee – Thương Hiệu Cà Phê Tự Hào Sinh Ra Từ Đất Việt
Đa dạng hóa sản phẩm và những cuộc “cải tổ”
Bên cạnh mặt hàng chủ yếu buổi ban đầu là xà phòng, thương hiệu Unilever mở rộng danh mục sản phẩm và dòng sản phẩm sang các mặt hàng như trà, kem, dầu gội đầu, kem đánh răng, nước giải khát, gia vị nấu ăn, sản phẩm đông lạnh, mỹ phẩm, đồ vệ sinh gia đình,…với các nhãn hiệu lớn được ưa chuộng trên toàn thế giới như Lipton, Hellman’s, Magnum, Bertolli, Knorr, Bird’Eyes, Slim-Fast, Dove, Pond, Signal, Close-up, Surf và Omo,…
Câu chuyện thương hiệu Unilever trong những năm sau đó, thương hiệu đã liên tục cải tổ, sáp nhập hoặc bán lại các mảng kinh doanh sao cho phù hợp với thị trường. Nhờ những chiến lược khôn ngoan, tập đoàn này vẫn giữ được vị thế là ông trùm hàng tiêu dùng trên thế giới như ngày nay.
Unilever ngày nay – thương hiệu dẫn đầu trong ngành tiêu dùng nhanh
Ngày nay, Unilever trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới chuyên về mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG: Fast Moving Consumer Good). Sở hữu mạng lưới với hơn 400 nhãn hàng tại hơn 190 quốc gia cùng 25 triệu nhà bán lẻ và 149.000 nhân viên trên khắp thế giới.
27 năm trước, Unilever có mặt tại Việt Nam và đã từng bước trở thành “người bạn” đồng hành cùng nhiều thế hệ người Việt, đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Rửa tay với xà phòng Lifebuoy, giặt quần áo với OMO, gội đầu với Sunsilk, chải răng với kem P/S…đã trở thành sự gắn bó không thể tách rời trong tâm trí rất nhiều người Việt.
Câu chuyện thương hiệu Unilever về cách tạo ra sự khác biệt và luôn đi đầu xu thế của Unilever xứng đáng là chiến lược hình mẫu cho nhiều công ty học tập theo đuổi.
Hãy tiếp tục theo dõi Kool Media để cập nhật những thông tin hữu ích thú vị nhé. Tham khảo ngay các dịch vụ của chúng tôi tại đây.
Bài Viết Cùng Chủ Đề:
Chiến Lược Marketing Của Heineken Và Bài Học Cho Các Thương Hiệu
2 lưu ý quan trọng chủ doanh nghiệp cần biết để phát triển thương hiệu
Muốn làm phim quảng cáo hiệu quả, doanh nghiệp phải hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu