Các cách để đánh giá một ý tưởng quảng cáo thành công

Làm Thế Nào Để Đánh Giá Một Ý Tưởng Quảng Cáo Thành Công?

Trong bất kỳ dự án nào, các thương hiệu, nhãn hàng luôn không ngừng tìm ra một ý tưởng chung cho cả tập thể. Đó là bước đầu vô cùng quan trọng để từ ý tưởng đó tiến hành triển khai các nội dung tiếp theo và cuối cùng là thành phẩm. Nói một cách chuyên nghiệp, ý tưởng quảng cáo góp phần định vị hướng đi của thương hiệu. Vậy những yếu tố nào sẽ tạo nên thành công của một ý tưởng quảng cáo? Hãy cùng Kool Media phân tích trong bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là một ý tưởng quảng cáo thành công?

Là con người với bộ não phát triển theo thời gian, chúng ta đều có đa góc nhìn về một sự vật hoặc sự việc. Từ đó, nếu đưa ra một vấn đề chung và yêu cầu mỗi người ra sức thảo luận, góp ý để tìm ra một ý tưởng lớn thống nhất triển khai thành hướng đi cho vấn đề ban đầu thì … thật sự có hàng ngàn, hàng triệu ý tưởng khác nhau được đề xuất.

Không có ý tưởng nào là ý tưởng tồi vì tiềm năng của từng ý tưởng sẽ khai thác những hướng đi khác nhau. Tuy vậy, phải hiểu rằng liệu chúng có đủ tiềm năng để trở thành 1 ý tưởng thành công?

Tùy theo mục đích của dự ý án mới có thể đánh giá giá trị của ý tưởng đó đối với sự thành công của dự án. Ở đây, ta bàn luận về công cuộc quảng cáo. Trước hết, cần xác định được những yếu tố tạo nên một ý tưởng quảng cáo bằng các câu hỏi:

  • Dự án quảng cáo cái gì?
  • Đối tượng tiếp nhận sản phẩm truyền thông hướng đến là ai?
  • Có tính hiện thực hóa không?
thế nào là một ý tưởng quảng cáo thành công

Sau khi nắm rõ các câu hỏi, từ ý tưởng được chọn lọc cuối cùng ta tiến hành triển khai các khâu. Song song, ta liên tục đối chiếu với 3 câu hỏi trên để đảm bảo sản phẩm truyền thông được ra đời mà vẫn đi theo đúng định hướng.

Tiếp đến khi đã có thành phẩm, ta mới có thể ngồi lại đánh giá tính thành công của ý tưởng. Bắt đầu bằng 2 câu hỏi then chốt:

– Nội dung quảng cáo truyền tải có để lại ấn tượng nơi tâm trí đối tượng xem hay không?

– Có đạt được mục đích quảng cáo ban đầu? (bán được sản phẩm, nhận diện thương hiệu, đổi mới sáng tạo,…)

Bên cạnh đó, còn có các yếu tố khác tạo nên sự thành công của một ý tưởng lớn. Sau đây hãy cùng Kool Media phân tích sự thành công của dự án thông qua những đánh giá đa chiều đúc kết từ sau nhiều chiến dịch truyền thông nhé!

Xem thêm: Top 5 ý tưởng quảng cáo bánh kẹo từ Thái lan khiến người xem không thể rời mắt

Các yếu tố tạo nên thành công của một ý tưởng lớn trong quảng cáo?

Thu hút, tạo ấn tượng

Các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,.. hay quảng cáo ngoài trời như poster, băng rôn, banner,… dù bất kỳ nền tảng hay hình thức nào hình ảnh cũng đều vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, hình ảnh là yếu tố đầu tiên tương tác với mọi người – là cơ hội để nhãn hàng tạo sự thu hút và quyết định có níu chân người xem hay không!

Là nơi cô đọng những nội dung ta muốn truyền tải với khách hàng, cần trình bày rõ ràng và chất lượng hình ảnh sắc nét khiến người xem dễ dàng tiếp nhận thông điệp. Việc đầu tư một poster, banner chỉn chu song song khéo léo lồng ghép câu chuyện vào sản phẩm hoàn toàn là điều xứng đáng. Từ đó, quảng cáo sẽ trở thành sản phẩm truyền cảm hứng. Khách hàng sẽ tự động hình thành độ tin tưởng đối với nhãn hàng một cách tự nhiên.

yếu tố tạo nên thành công của một ý tưởng lớn trong quảng cáo

Mỗi ngày sẽ có hàng ngàn, hàng triệu khách hàng lướt qua quảng cáo của bạn. Nhưng với cuộc sống vội vã và công nghệ ngày càng phát triển, thì THỊ GIÁC CHÍNH LÀ CHÌA KHÓA (visual is key). Hãy khiến hình ảnh trở nên đáng nhớ và đầy thu hút trong mắt người tiêu dùng.

Sự sáng tạo và khác biệt

Sáng tạo là làm mới, cải tiến và tạo ra hướng đi khác đi so với cái cũ trong lĩnh vực nó thuộc về. Đặc biệt trong kỷ nguyên của ngành quảng cáo, sự sáng tạo và khác biệt vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên đúc kết trong nhiều công trình nghiên cứu, có hai yếu tố lớn định nghĩa cho sáng tạo: tính độc đáo và tính phù hợp.

Cũng như tiêu chí “thu hút, tạo ấn tượng”, việc sáng tạo trong ý tưởng quảng cáo cũng gây ấn tượng và đầy dấu ấn đối với người tiêu dùng. Nhưng chìa khóa của việc sáng tạo là ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU.

Sự sáng tạo và khác biệt nội dung ý tưởng quảng cáo hay

“Cho người xem có những trải nghiệm khác biệt so với những quảng cáo khác”. Việc quảng cáo được triển khai theo bối cảnh và bứt phá như thế nào đều mang tính cách và tinh thần của thương hiệu. Theo nghiên cứu “Phân tích thế mạnh và tính cách” của BrandZ, ví dụ một số hình mẫu tiêu biểu của các thương hiệu như:

  • Bạn bè: tạo sự gần gũi, tương tác thân thiết và sẵn sàng hỗ trợ lúc cần (Grab, Baemin, KFC,…)
  • Quyến rũ: tạo sự lôi cuốn và thu hút đặc biệt ( Victoria’s Secret, L’Oreal,…)
  • Pha trò: tạo sự thân thiện và vui vẻ (Facebook, Durex, đặc biệt là sự cạnh tranh khốc liệt về mặt truyền thông giữa Pepsi và Coca Cola qua những màn “khịa” đối thủ mặn mòi và hài hước)
  • Người mẹ: sự ân cần quan tâm, chăm sóc, thấu hiểu người tiêu dùng (Knor,Ps, Milo với ý tưởng quảng cáo Nhà vô địch làm từ Milo,…)

Hiểu rõ cá tính thương hiệu của mình để lên ý tưởng quảng cáo phù hợp, tạo sự gợi nhớ trong tâm thức người xem.

Ý nghĩa của thông điệp quảng cáo

Ngoài việc có một ý tưởng thật “xịn xò”, thì ý nghĩa thông điệp quảng cáo là giá trị cốt lõi cần được chú trọng hướng đến của bất kì chiến dịch nào. Được hiểu đơn giản là nội dung chính về sản phẩm, dịch vụ ta muốn gửi gắm đến công chúng. Có thể nói, không dễ dàng để đạt được hiệu quả truyền thông nhưng thông điệp quảng cáo sẽ có sức mạnh truyền tải rất lớn.

Ý nghĩa của thông điệp quảng cáo
Ý nghĩa của thông điệp quảng cáo

Trong vòng tròn giữa bên truyền tải và người xem sẽ có sự trao đổi giá trị nhất định. Điển hình nhất người xem sẽ đánh giá giá trị nội dung của ta có đủ chiều sâu và đặt mong muốn vào khách hàng hay không. Từ đó họ sẽ tiến hành ghi nhớ thương hiệu và bắt đầu quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bên quảng cáo. Một thông điệp tác động mạnh mẽ đến khách hàng là khi nó có:

  • 1 là hiểu rõ nhu cầu và nỗi đau khách hàng (insight): nhãn hàng cần đưa ra vấn đề của khách hàng, thậm chí là vấn đề họ không hề biết có tồn tại trước đây. Là bước đầu quan trọng để tạo sự đồng cảm với khách hàng, nhưng điều cần quan tâm là làm sao để họ cảm thấy tin tưởng vào những gì ta đang trình bày.
  • 2 là đưa ra giải pháp cho vấn đề đó: một chiến lược cụ thể để giải quyết vấn đề đó của khách hàng. Lúc này nếu khéo léo xây dựng hình tượng sản phẩm, dịch vụ của ta như một “người hùng” cho nỗi lo ban đầu của người tiếp nhận quảng cáo, ta sẽ thành công trong việc truyền tải thông điệp
truyền tải thông điệp của bài viết
chiến dịch kêu gọi mọi người và tài xế “Đừng bỏ bữa” của Grab thu hút hơn 18 triệu lượt xem

Có thể nói, việc tạo ra giá trị nội dung ý nghĩa là đang trực tiếp tư vấn cho khách hàng và làm cho họ cảm thấy họ cần sản phẩm, dịch vụ của bạn

Độ nhận diện thương hiệu

Một ý tưởng quảng cáo thành công không thể không nhắc đến độ nhận diện thương hiệu – là thứ mà mọi nhãn hàng đều mong muốn trong ngành quảng cáo. Có phải khi nhắc đến thương hiệu Gà Rán – bạn nghĩ đến KFC đầu tiên? Hoặc nhắc đến mạng xã hội phổ biến – bạn nghĩ ngay đến Facebook?

Nhu cầu được phủ sóng và ghi nhớ trong tiềm thức khách hàng là ước muốn bao nhiêu thương hiệu. Tỉ lệ đạt được điều đó thường sẽ rơi vào những tập đoàn lớn chẳng hạn như Unilever, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk và rất nhiều những tập đoàn khác.

Tuy vậy, không phải là không thể. Để đạt được độ nhận diện thương hiệu, ý tưởng quảng cáo luôn song hành cùng với ý nghĩa mà thông điệp truyền tải như đã nói phía trên. Cụ thể đó là luôn đi kèm 3 yếu tố:

  • Gửi lời mời gọi tới khách hàng: Mục tiêu của yếu tố này là thu hút sự tò mò cho người tiếp nhận quảng cáo. Do đó, việc cần làm ở bước này là vừa chỉn chu nội dung quảng cáo vừa gây ấn tượng. Thể hiện ấn phẩm truyền thông liên quan đến khách hàng một cách sáng tạo nhưng cũng vừa bật mí một chút về sản phẩm. Sự tò mò sẽ được khơi dậy trong đôi mắt khách hàng.
  • Đưa ra giá trị cốt lõi của sản phẩm: Đây cũng là yếu tố quyết định người xem có cân nhắc về sản phẩm, dịch vụ phía ta hay không. Được xem là tệp mẹ của bước “đưa ra giải pháp cho vấn đề”, cần cho khách hàng hiểu được giá trị mà bạn đem lại cho họ. Sự thích thú là chìa khóa khiến công cuộc quảng cáo trở nên hiệu quả.
  • Quảng bá slogan – khẩu hiệu của doanh nghiệp:Luôn luôn lắng nghe luôn thấu hiểu”; “Khẳng định đẳng cấp phái mạnh” là một trong nhiều câu slogan gây tiếng vang và có độ nhận diện thương hiệu tốt đối với thị trường Việt Nam. Trong trận chiến giữa các phân khúc lại có quá nhiều nhãn hàng, slogan được sinh ra như khẳng định tên tuổi so với các nhãn hiệu khác. Tạo slogan cho riêng mình, là điều cần làm để khởi tạo độ phổ biến cũng như vị trí sản phẩm đối với người xem.
quảng bá slogan doanh nghiệp

Chi phí tối ưu

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo phải chi trả cho một chiến dịch là điều cần thiết đối với doanh nghiệp, nhãn hàng. Có thể nói, nó có tầm quan trọng là vì con số lợi nhuận mà ta nhận được sau công cuộc quảng cáo phải cao hơn gấp nhiều lần số tiền phải chi trả cho chiến dịch.

Thu nhỏ phạm vi đối tượng khách hàng mà mình hướng đến, chọn lọc đối tượng phù hợp, như tuổi tác, giới tính, sở thích, thiết bị sử dụng, tình trạng hôn nhân,… là cách hiệu quả khi thực hiện quảng cáo, đặc biệt là trên các nền tảng mạng xã hội. Đúng đối tượng mục tiêu, quảng cáo sẽ được đưa đến đúng người đang cần nhu cầu đó. Thương hiệu có thể tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn khi quảng cáo tràn lan, đối tượng tiếp nhận không quan tâm đến vấn đề đó.

Lên ngân sách cụ thể cho quảng cáo là điều nhãn hàng cần làm khi thương lượng với đối tác triển khai quảng cáo.

Có thể phát triển thành chiến dịch

Là yếu tố quan trọng cuối cùng quyết định một ý tưởng quảng cáo có thành công hay không đó là quảng cáo có thể phổ biến và lan truyền thành chiến dịch.
Tùy thuộc vào độ thu hút và thông điệp kêu gọi dễ thực hiện của quảng cáo, một sản phẩm truyền thông ý nghĩa có thể chạm đến người xem và họ bắt đầu lan truyền phát triển thành chiến dịch.

Có thể kể đến chiến dịch nổi tiếng của thương hiệu Viễn thông Viettel với TVC “Làm Gì Phải Hốt” gây tiếng vang đối với giới trẻ đầu năm 2020. “Làm Gì Phải Hốt” đã thành công trong việc giới thiệu tính năng của ứng dụng Viettel Pay qua hình ảnh đậm chất Tết. Nhắm vào insight mỗi khi Xuân về nhà nhà đều cần khoản chi tương đối lớn để về thăm nhà, lì xì và mua sắm, thế nên video đã nhanh chóng chạm top 1 trending thời điểm đó.

Mặc dù vậy, không phải nhãn hàng đủ những yếu tố cần cũng có thể khiến quảng cáo trở thành chiến dịch. Do đó việc mà người làm trong ngành quảng cáo cần làm là đảm bảo được tính nhân văn, thông điệp ý nghĩa và chạm đến khách hàng, giải quyết nhu cầu sâu thẳm bên trong họ.

Để xây dựng được một chiến dịch quảng cáo thành công, ý tưởng là tiền đề cho tất cả. Bạn hãy tham khảo những gì Kool Media đã đề cập và phân tích ở bài viết trên. Hãy nhớ rằng quảng cáo không chỉ để quảng bá sản phẩm mà còn là cuộc chơi tạo ra những nhà sáng tạo tuyệt vời.

Tham khảo 1 số video nổi bật của Kool Media nhé:

Bài Viết Cùng Chủ Đề:

Ánh sáng – Yếu tố quan trọng quyết định chất lượng cảnh quay và các dạng cơ bản
Ý tưởng xây dựng kịch bản video quảng cáo hay dành cho doanh nghiệp
Toàn bộ quy trình sản xuất phim quảng cáo các doanh nghiệp cần nắm bắt
Hãy liên hệ với Kool Media ngay
để được Tư Vấn Miễn Phí
Gọi: 0932351123
Kool Media Phone
0932 351 123 Tư vấn trực tiếp