Ánh sáng – Yếu tố quan trọng quyết định chất lượng cảnh quay và các dạng cơ bản
Xem nhanh
ToggleÁnh sáng là thành tố vô cùng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến diện mạo tổng thể của bộ phim. Một cảnh phim có thể được bố trí ánh sáng bằng nhiều cách khác nhau, đem lại những cảm xúc và ấn tượng riêng cho khung hình. Trong quá trình dàn dựng sản xuất phim hay trong quá trình xác định chuyển động của các diễn viên trong trường quay, nó đều ảnh hưởng đến thiết kế ánh sáng và ngược lại.
Có rất nhiều cách thiết lập ánh sáng. Trong bài viết này, hãy cùng Kool Media tìm hiểu các loại ánh sáng trong quay phim mà những nhà làm phim mới vào nghề nên biết nhé!
Các loại ánh sáng trong quay phim sản phẩm
Key light – ánh sáng chính
Key light hay còn được hiểu: là ánh sáng chính của cảnh phim. Đây là ánh sáng có cường độ mạnh và mang tính định hướng nhất trong toàn bộ cảnh phim. Nó được thiết lập đầu tiên và được sử dụng để chiếu sáng chủ thể hoặc diễn viên
Khi sử dụng kỹ thuật ánh sáng với key light, bạn nên hạn chế đặt quá gần máy quay, bởi việc này sẽ khiến cho ánh sáng trong cảnh phim trở nên phẳng và thiếu chiều sâu. Ngoài ra cũng có thể đặt key light phía sau chủ thể để tạo ra không khí kịch tính cho cảnh quay.
Ánh sáng chính – key light cũng là 1 trong 3 ánh sáng quan trọng thuộc trong phương pháp bố trí ánh sáng 3 điểm
Fill light – Ánh sáng phụ
Fill light hay còn gọi là ánh sáng phụ: là ánh sáng giúp chiếu sáng bóng đổ được tạo ra bởi ánh sáng chính. Đây cũng là chức năng quan trọng nhất của ánh sáng phụ.
Thông thường, ánh sáng phụ không mạnh bằng ánh sáng chính và được đặt đối diện với ánh sáng chính.
Backlight – Ánh sáng ngược
Backlight hay còn gọi là ánh sáng ngược: là ánh sáng chiếu vào chủ thể hoặc diễn viên từ đằng sau và được đặt cao hơn so với đối tượng mà nó chiếu sáng. Kỹ thuật chiếu sáng này có tác dụng tách chủ thể hoặc diễn viên với background, giúp làm rõ hình dạng cũng như tăng chiều sâu cho nhân vật. Đồng thời giúp cho nhân vật nổi bật và đa chiều hơn.
Side light – Ánh sáng bên
Giống như tên gọi, side light hay ánh sáng bên là ánh sáng đến từ phía bên song song với diễn viên. Đây là ánh sáng rất lý tưởng để tạo không khí drama và phong cách Chiaroscuro – một kỹ thuật trong hội họa sử dụng độ tương phản cao của ánh sáng và bóng tối để làm nổi bật chủ thể và tạo chiều sâu cho khung hình.
Xem thêm: Âm thanh hiệu ứng và tầm quan trọng trong sản xuất video quảng cáo
Practical light – Ánh sáng thực tế
Đây là các ánh sáng khác có sẵn trong môi trường như đèn bàn, nến, ánh sáng từ màn hình tivi,… có sẵn tại địa điểm quay. Tất cả những đồ vật này được thêm vào bối cảnh với mục đích làm sáng góc hoặc khuôn mặt, tạo ra không khí cho cảnh quay tùy theo nhu cầu.
Bounce – Phản chiếu
Ánh sáng phản chiếu có thể được sử dụng ở nhiều vai trò, như ánh sáng chính, ánh sáng phụ, ánh sáng ngược, hay thậm chí chiếu sáng vật thể ở phía sau.
Dụng cụ cần thiết có thể là một tấm bảng trắng hoặc một tấm lụa, nhưng bạn cũng có thể phản chiếu ánh sáng từ tường hay trần. Có rất nhiều cách để làm điều này.
Soft light – Ánh sáng mềm mịn
Soft light – ánh sáng mềm mịn là khái niệm mô tả kích thước ánh sáng. Ánh sáng này có thể đến từ một tấm tản sáng hoặc một ánh sáng lớn. Đúng như tên gọi, nó cho bóng mịn, nhẹ, thậm chí có thể không tạo ra tình trạng bóng đổ.
Hard light – Ánh sáng cứng
Hard light được hiểu là một chùm sáng có độ tập trung cao phát ra từ ánh sáng nhất định hay ánh sáng mặt trời. Cũng tương tự như với soft light, việc ánh sáng phát ra từ một ánh sáng cứng hay mềm phụ thuộc hoàn toàn vào kích cỡ của ánh sáng đó (so với chủ thể).
Hard light tạo ra vùng shadow mạnh và các đường nét được thể hiện rõ ràng. Có thể tận dụng ánh sáng này để thu hút sự chú ý đến bất kỳ phần nào trong khung hình, nhất là chủ thể.
Motivated lighting (chiếu sáng giả lập)
Đây là cách chiếu sáng mà sử dụng ánh sáng giả lập/ mô phỏng ánh sáng thực tế hoặc ánh sáng tự nhiên. Ví dụ nhân vật đang đi dưới trăng, ánh trăng không đủ sáng thì chúng ta có thể sử dụng ánh sáng giả lập để chiếu sáng cho diễn viên.
Available light – ánh sáng sẵn có
Available light là ánh sáng tự nhiên có sẵn trên trường quay. Nó thay đổi theo từng giờ trong ngày và là ánh ánh sáng rất được ưa chuộng trong kỹ thuật làm phim. Tuy nhiên, người làm phim cũng cần đi khảo sát địa điểm trước khi quay và nắm bắt thông tin về ánh sáng tại địa điểm đó.
Xem thêm: Bạn đã biết gì về kỹ xảo điện ảnh (VFX)?
Lời kết
Ánh sáng có vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng cảnh quay. Nó có thể được bố trí theo nhiều cách khác nhau bởi các đạo diễn, người quay phim khác nhau. Những hình ảnh đẹp với góc quay linh hoạt và ánh sáng thiết lập hợp lý, hài hòa sẽ giúp cho cảnh phim trở nên hấp dẫn và thu hút người xem.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ đem đến bạn những kiến thức hữu ích về các kỹ thuật ánh sáng trong quay dựng phim. Nếu cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ, hãy liên hệ với Kool Media theo thông tin dưới đây nhé!
Bài Viết Cùng Chủ Đề:
Âm thanh hiệu ứng và tầm quan trọng trong sản xuất video quảng cáo
Làm Thế Nào Để Đánh Giá Một Ý Tưởng Quảng Cáo Thành Công?
Ý tưởng xây dựng kịch bản video quảng cáo hay dành cho doanh nghiệp