Ý tưởng thương hiệu cho doanh nghiệp sản xuất phim quảng cáo

Ý tưởng sản xuất phim quảng cáo cho doanh nghiệp đáng giá bao nhiêu?

Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với những câu slogan như Nâng niu bàn chân Việt, Hãy nói theo cách của bạn, Just do it,… Đó đều là những ý tưởng thương hiệu xuất sắc và đem đến thành công to lớn cho thương hiệu. 

Vậy bạn có biết điều gì tạo nên một ý tưởng thương hiệu đủ hay, đủ lớn để người tiêu dùng tin tưởng và yêu thích với thương hiệu? 

Câu trả lời chính là GIÁ TRỊ TÍNH CHẤT.

Giá trị của ý tưởng thương hiệu

Giá trị là điều thương hiệu kết nối với người tiêu dùng, chính là lý do để khách hàng tin tưởng và mua sản phẩm của thương hiệu. Một thương hiệu mạnh thường có 4 giá trị từ chữ P như sau:

1. Giá trị thứ nhất là Mục đích (Purpose): Xuất phát từ công ty để phục vụ cộng đồng

Với giá trị này, doanh nghiệp tìm thấy cơ hội từ bối cảnh văn hóa xã hội. Thương hiệu tự đặt ra lý do để sản phẩm, dịch vụ của mình tồn tại là để làm cho cuộc sống này tốt hơn. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần nhìn vào chính mình và nhìn vào nhu cầu xã hội, xem thử mình có thể làm điều gì tốt đẹp đến với xã hội này.

Thông thường, các công ty công nghệ hoặc ngân hàng hay lựa chọn ý tưởng có giá trị này. Giống như “Vì cộng đồng phát triển địa phương” của ngân hàng Sacombank hay “Connecting People” của thương hiệu Nokia.

Doanh nghiệp phục vụ cồng động để tạo ra giá trị thương hiệu
Doanh nghiệp phục vụ cồng động để tạo ra giá trị thương hiệu

2. Giá trị thứ 2 là Quan điểm (Point of View): Ủng hộ khách hàng

Nhiều thương hiệu không nói về ưu thế của sản phẩm mà lựa chọn nói về quan điểm của mình. Thương hiệu hiểu và đồng cảm với khách hàng, giúp họ tự hào về những giá trị mà họ đang có cũng như những giá trị, niềm tin mà họ muốn hướng tới.

Lựa chọn ý tưởng theo quan điểm, ủng hộ khách hàng cũng đã được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tiêu biểu như Honda tin rằng sống phải biết ước mơ vì nó cho ta sức mạnh (The power of Dream), hay Apple luôn ủng hộ những con người sáng tạo, nghĩ khác (Think Different),…

Ủng hộ và đồng cảm khách hàng thay vì khẳng định giá trị sản phẩm - ý tưởng thương hiệu
Ủng hộ và đồng cảm khách hàng thay vì khẳng định giá trị sản phẩm

3. Giá trị thứ 3 là Khả năng (Performance): Điểm khác biệt của thương hiệu

Mỗi thương hiệu cần có điểm khác biệt vượt trội, vừa độc đáo lại có ý nghĩa với khách hàng. Không chỉ đơn thuần là lợi ích vật lý, đó còn là tính cách, phương pháp, phong cách thiết kế,… là điều tạo nên sức hấp dẫn của thương hiệu.

Ví dụ ngân hàng HSBC đặc biệt là The world’s local bank, Citibank lại là The citi never sleep. Make believe nói về khả năng siêu việt trong công nghệ. Ngay cả câu “Chỉ có thể là Heineken” cũng là một dạng khả năng của thương hiệu được viết khá ẩn ý (bia ngon kiểu này chỉ có thể là Heineken mà thôi).

Xem thêm: DỊCH VỤ SẢN XUẤT PHIM QUẢNG CÁO

Giá trị thứ 4 là Lời hứa (Promise): Luôn thỏa mãn khách hàng và làm tốt hơn đối thủ

Lời hứa là giá trị lớn nhất và quan trọng nhất của thương hiệu. Bởi vì dù có khả năng vượt trội và quan điểm thế nào thì thương hiệu vẫn phải thực hiện một điều gì đó cho khách hàng. Đó là lý do khiến họ mua hàng. Và tốt nhất chính là lời hứa có ý nghĩa mà thương hiệu của bạn có thể làm và làm tốt hơn đối thủ.

Rexona hứa Không làm bạn thất vọng. Canon hứa delighting you always. Hay Tetra Pak – công ty bao bì hàng đầu thế giới hứa “protect what’s good”.

Xem thêm: 6 vai trò của phim quảng cáo đối với doanh nghiệp

Tính chất của ý tưởng thương hiệu

Để ý tưởng thương hiệu được chú ý, ngoài giá trị nó cần có những tính chất nhất định.

  • Có giá trị để thảo luận (Discussion-value)

Một ý tưởng hay là phải được nhiều người chú ý, có thể là thích, ghét, khen, chê, phản đối, ủng hộ. Sống là không chờ đợi của Sunsilk hay ý tưởng chụp quảng cáo với dàn người mẫu mặc bikini của Vietjet Air là một ý tưởng như thế.

Tính chất của ý tưởng thương hiệu
Tính chất của ý tưởng thương hiệu
  • Xuất phát từ người tiêu dùng (Deep human-truth)

Ý tưởng hay không chỉ nói về sản phẩm mà còn quan tâm đến người tiêu dùng. Fami không nói về sữa, Fami nói về nhà. “Nhà là nơi” là một ý tưởng xuất sắc vì nó vừa có giá trị thảo luận vừa xuất phát từ những mong muốn của người tiêu dùng.

  • Tạo ra sự đột phá cho thương hiệu (Disruption power)

Một ý tưởng hay cần một điều gì đó mới mẻ và bất ngờ. “Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn” khiến khán giả cảm thấy bất ngờ vì nó đi ngược lại với tư duy thông thường. Hay Samsung có ý tưởng là #dowhatyouwant nói về việc Samsung không ngừng nỗ lực để tạo ra công nghệ giúp mọi người làm những điều “không thể”.

  • Đa chiều và có khả năng mở rộng (Dimensional expanding)

Ý tưởng phải đủ rộng để thương hiệu phát triển lâu dài, có khả năng được yêu thích bởi nhiều người, được nói đến ở nhiều thời điểm mua hàng khác nhau. Ý tưởng “Uống cùng cảm xúc” của Coca Cola là một ý tưởng đa chiều như thế, cho mọi người, mọi lúc và mọi nơi.

Ý tưởng thương hiệu của coca “Uống cùng cảm xúc”
Ý tưởng thương hiệu của coca “Uống cùng cảm xúc”

Ý tưởng để làm quảng cáo không hẳn là một điều gì đó cao siêu và khó tìm. Nhưng để ý tưởng tác động đến thương hiệu, được nhiều người biết, bàn tán về nó thì ý tưởng cần được đầu tư và thực thi một cách xuất sắc.

Hy vọng với những kiến thức được chia sẻ ở trên, bạn sẽ có thêm thật nhiều ý tưởng đủ hay và đủ lớn để phát triển thương hiệu của mình. Đừng quên theo dõi những bài viết khác để cập nhật nhiều kinh nghiệm sản xuất TVC quảng cáo hay khác nữa nhé.

Hãy liên hệ với Kool Media ngay
để được Tư Vấn Miễn Phí
Gọi: 0932351123

Kool Media Phone
0932 351 123 Tư vấn trực tiếp