Đâu là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp ?

Đâu là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp?

Rất nhiều người cho rằng, thương hiệu chính là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp. Vậy thật sự điều này có đúng không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Tài sản thương hiệu và tài sản khách hàng

Khi khái niệm tài sản ra đời, hầu như mọi người đều mặc định thương hiệu chính là tài sản quý giá nhất của công ty. Và các doanh nghiệp luôn nỗ lực để tạo ra những thương hiệu mạnh, có độ nhận diện và mức trung thành cao. 

Tài sản thương hiệu và tài sản khách hàng
Thương hiệu là tài sản vô hình của công ty, khách hàng là giá trị của doanh nghiệp

Thương hiệu được xem là tài sản vô hình của công ty. Nhưng tài sản vô hình của công ty không chỉ có thương hiệu mà còn có những khách hàng trong tương lai của công ty đó. Từ đó, thuật ngữ “tài sản khách hàng” ra đời. Tài sản khách hàng được tính như giá trị mà một khách hàng có thể đem lại cho công ty trong suốt cuộc đời họ.

Ví dụ: Trong 1 tháng bạn chi 1 triệu đồng cho Lotte Mart, 1 năm sẽ là 12 triệu. Khi có con nhỏ, 3 năm sau giá trị bạn mang lại cho Lotte Mart là 15 triệu/năm. Và khi con lớn hơn, bạn còn mua nhiều hơn nữa. Như vậy, giá trị mà bạn mang lại cho Lotte Mart cao hơn nhiều so với giá trị hiện tại là 1 triệu/tháng. 

Điều này đồng nghĩa với việc, nếu doanh nghiệp đánh mất một khách hàng thì thiệt hại không chỉ mất 1 triệu đồng trong tháng tới mà là cả số tiền mà người đó đi siêu thị trong những năm về sau.

Khi ứng dụng tài sản khách hàng vào thực tế, doanh nghiệp cần có sự phân loại khách hàng theo các nhóm khác nhau như khách hàng mới, khách hàng trung thành, khách hàng mua ít, khách hàng mua nhiều để nghiên cứu. 

Các nhóm này đều mang lại lợi nhuận cho công ty và việc của bạn là tìm hiểu cách để khách hàng mới bắt đầu mua hàng, khách hàng mua ít sẽ mua nhiều hơn và khách hàng mua nhiều trở thành khách hàng trung thành muốn dùng thêm sản phẩm khác của công ty.

Thương hiệu mạnh là thương hiệu có khách hàng mang lại giá trị cao
Thương hiệu mạnh là thương hiệu có khách hàng mang lại giá trị cao

Nói như thế không có nghĩa khách hàng là tài sản quý giá nhất của công ty. Giữa 2 khái niệm này có sự liên kết với nhau. Một thương hiệu mạnh nghĩa là thương hiệu có nhiều khách hàng mang lại giá trị cao. Và một thương hiệu có nhiều khách hàng mang lại giá trị cao chính là thương hiệu mạnh.

Khách hàng trung thành là mơ ước lý tưởng của mọi doanh nghiệp nhưng thực tế, để đạt được điều này là rất khó. Do đó, bạn nên bắt đầu từ mục tiêu xây dựng một thương hiệu mạnh thay vì bắt đầu từ khách hàng. Bạn nên chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu và mở rộng thị phần. Lúc đó, bạn sẽ có nhiều khách hàng trung thành và giá trị khách hàng mang lại cũng vì thế mà tăng lên..

Xem thêm: Hiểu về tài sản thương hiệu tách biệt giúp doanh nghiệp sản xuất TVC quảng cáo hiệu quả

Tài sản nào quan trọng nhất của công ty?

Thương hiệu và khách hàng là hai tài sản nhận được nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Thực tế, công ty còn có các tài sản khác. Tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp là loại tài sản mà mọi hoạt động của công ty đều tập trung vào việc bảo vệ và nuôi dưỡng nó. Tài sản đó chính là lợi thế cạnh tranh của công ty.

Tài sản nào quan trọng nhất của công ty
Khách hàng quan trọng nhất với doanh nghiệp

Có doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là tài sản quan trọng nhất thì cũng có doanh nghiệp khách hàng mới là quan trọng nhất. Nhưng cũng có khi nhân viên mới là quan trọng nhất. Vì nếu bạn không làm hài lòng nhân viên, họ sẽ không làm hài lòng khách hàng của bạn.

Chủ tịch Unilever Việt Nam thì cho rằng Unilever có 2 tài sản lớn nhất là brand và brain. Nghĩa là thương hiệu, con người và trí tuệ của nhân viên Unilever là quan trọng nhất.

Trong khi đó, bà Mai Kiều Liên – Tổng Giám đốc của Vinamilk lại cho rằng con người chưa hẳn là quan trọng nhất. Tài sản lớn nhất của Vinamilk là các trang trại bò sữa.

Ở các công ty quảng cáo hay tư vấn, nhân tài chính là tài sản lớn nhất. Với các công ty địa ốc, tài sản đó có thể là vốn và quỹ đất. Một số công ty khác thì lại đề cao văn hóa công ty hay quy trình làm việc,…

Tóm lại, không phải lúc nào thương hiệu hay khách hàng mới là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp. Mỗi công ty sẽ có giá trị và mối quan tâm khác nhau. Việc của bạn cần làm là phải tìm ra đâu mới thực sự là tài sản quan trọng nhất của công ty mình để nuôi dưỡng và phát huy chúng ngày càng mạnh mẽ hơn.

*Bài viết có một phần được trích dẫn từ cuốn sách Quảng cáo không nói láo của tác giả Hồ Công Hoài Phương.

Bài Viết Cùng Chủ Đề:

Top 5 phim quảng cáo game ấn tượng
Hiểu về tài sản thương hiệu tách biệt giúp doanh nghiệp sản xuất TVC quảng cáo hiệu quả
7 việc cần làm để doanh nghiệp tạo dựng và phát triển thương hiệu trong thời đại công nghệ số
Hãy liên hệ với Kool Media ngay
để được Tư Vấn Miễn Phí
Gọi: 0932351123
Kool Media Phone
0932 351 123 Tư vấn trực tiếp