Sản xuất TVC quảng cáo phù hợp với sản phẩm doanh nghiệp

Làm thế nào để sản xuất TVC quảng cáo phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp?

Mỗi ngành hàng sản phẩm sẽ có đặc thù riêng biệt. Chính vì thế cách làm quảng cáo cho từng ngành hàng cũng khác nhau. Trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu cách sản xuất TVC quảng cáo phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhé.

Giới thiệu mô hình FCB

Vào cuối những năm 1980, Richard Vaughn – lúc này là chủ tịch của công ty quảng  cáo FCB đã giới thiệu một ma trận. Về sau ma trận này được gọi là ma trận FCB. 

lam-the-nao-de-san-xuat-tvc-quang-cao-pgu-hop-voi-san-pham-cong-ty-1
Ma trận quảng cáo FCB

Theo ma trận này thì chúng ta có 4 nhóm ngành hàng dựa trên 2 trục gồm cách thức mua hàng (Think, Feel)mức độ tham gia (Involvement).

2 loại hàng hóa được chia thành hàng hóa có mức độ tham gia thấp và hàng hóa có mức độ tham gia cao.

Ví dụ: chúng ta mua dầu gội, sữa tắm, cà phê,… đều là mua hàng với mức độ tham gia thấp. Điều này có nghĩa là chúng ta mua hàng mà không cần phải suy nghĩ tìm hiểu quá nhiều, chủ yếu là mua theo thói quen. Đây thường là mặt hàng tiêu dùng lặp lại và không có giá trị cao.

Ngược lại, khi chúng ta mua một chiếc xe, một căn nhà, khóa học, một cuốn sách,… thì thường dành thời gian để tìm hiểu. Đó là những sản phẩm có mức độ tham gia cao.

2 cách thức mua hàng: Mua bằng suy nghĩmua bằng cảm xúc.

  • Mua hàng bằng suy nghĩ là các sản phẩm được mua vì tính năng, công dụng của nó như nước rửa chén, máy lạnh, khoá học tiếng Anh,… 
  • Mua hàng bằng cảm xúc là chúng ta mua vì giá trị tận hưởng, hình ảnh, phong cách mà sản phẩm mang lại như thời trang hàng hiệu, siêu xe, nước hoa,…

Chúng ta sẽ không mua siêu xe đơn thuần vì công dụng của xe và chúng ta cũng không mua máy lạnh chỉ vì nó có thiết kế đẹp.

Làm thế nào để sản xuất TVC quảng cáo phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp?

Ứng dụng mô hình FCB, chúng ta có 4 cách tiếp cận quảng cáo.

  • Nhóm ngành hàng có mức độ tham gia cao và khách hàng mua bằng suy nghĩ

Với nhóm này, bạn nên hành động theo mô hình Learn – Feel – Do (Tìm hiểu – Cảm – Hành động). Nghĩa là khách hàng cảm nhận giá trị của sản phẩm thông qua việc tìm hiểu, phân tích thông tin về tính năng, giá cả, chất lượng và sau cùng đi đến hành động mua hàng.

  • Nhóm ngành hàng có mức độ tham gia cao và khách hàng mua bằng cảm xúc

Trong trường hợp này, quảng cáo có vai trò làm nâng cao giá trị và tạo ra khát khao tiêu dùng. Bạn nên áp dụng mô hình Feel – Learn – Do (Cảm – Tìm hiểu – Hành động). Nghĩa là khách hàng tìm hiểu thông tin sản phẩm bị chi phối nhiều bởi cảm xúc trước đó.

  • Nhóm ngành hàng có mức độ tham gia thấp như mặt hàng tiêu dùng nhanh, nhu yếu phẩm,… 

Với mặt hàng này, vai trò của quảng cáo chỉ là gợi nhớ sản phẩm. Các hoạt động quảng cáo tại điểm bán như dùng thử, khuyến mãi lại có hiệu quả hơn. Với ngành hàng có mức độ tham gia thấp, mô hình quảng cáo phù hợp là Do – Feel – Learn hoặc Do – Learn – Feel. Có nghĩa là khách hàng cảm nhận, hiểu biết về thương hiệu không đến từ quảng cáo mà từ trải nghiệm sản phẩm. Do đó, đừng cố gắng thay đổi thái độ mà hãy kích thích hành vi của người tiêu dùng.

Ví dụ: Đừng quảng cáo để thuyết phục khách hàng tin rằng dùng Knorr kho cá ngon như mẹ nấu, hãy kích thích hành vi của họ bằng cách bán sự tiện lợi: Chỉ với 3 bước có ngay món cá kho đúng điệu

Như vậy, quảng cáo cung cấp thông tin hoặc đánh vào cảm xúc cho những ngành hàng có mức độ tham gia cao. Quảng cáo gợi lại trải nghiệm tiêu dùng hoặc kích thích hành vi đối với các ngành hàng có mức độ tiêu dùng thấp với mục đích duy trì bộ nhớ thương hiệu và tạo ra động lực, nhu cầu.

Phân loại kênh truyền thông

Bên cạnh xác định nhóm ngành hàng, kênh truyền thông cũng cần được phân loại rõ ràng. Các loại hình quảng cáo như phim quảng cáo, sự kiện âm nhạc,… lấy cảm xúc của khách hàng hoặc cung cấp thông tin như quảng cáo trang web của sản phẩm.

Trong đó phim quảng cáo là loại hình quảng cáo mà khách hàng không chủ động xem mà thường là bị ép xem. Vì thế phim quảng cáo thường có thời lượng ngắn và có tính giải trí. Với 30s, video quảng cáo có mục đích gợi nhớ, cung cấp các thông tin chủ chốt và tạo ra sự yêu thích với thương hiệu.

Bên cạnh đó, các thể loại quảng cáo khác thì khách hàng chủ động xem và tìm hiểu như thông tin trên trang web, bài phỏng vấn, hội thảo, bảng hướng dẫn sử dụng, nhân viên bán hàng,… Loại quảng cáo này cố gắng cung cấp thông tin để thuyết phục khách hàng.

Như vậy người làm quảng cáo không chỉ hiểu rõ ngành hàng mà còn phải hiểu rõ kênh truyền thông/phương tiện quảng cáo để thuyết phục khách hàng. Rồi từ đó lựa chọn cách thức quảng cáo mang lại hiệu quả cao nhất.

Bài Viết Cùng Chủ Đề:

Top 5 TVC quảng cáo sữa cho bé hay nhất của Vinamilk
Top 5 TVC quảng cáo sữa hay nhất marketer không thể bỏ qua
Top 5 mẫu TVC quảng cáo nha khoa độc đáo
Hãy liên hệ với Kool Media ngay
để được Tư Vấn Miễn Phí
Gọi: 0932351123
Kool Media Phone
0932 351 123 Tư vấn trực tiếp