8 bước làm phim hoạt hình 3d cơ bản cho người mới bắt đầu – Kool Media
Xem nhanh
ToggleCó bao giờ bạn tự hỏi những nhân vật sống động trên hình hoạt hình hoặc trong video quảng cáo 3D được tạo nên như thế nào hay chưa? Hãy cùng Kool Media khám phá 8 bước làm phim hoạt hình 3d nhé.
Phim hoạt hình 3D là một thể loại luôn thu hút người xem từ trẻ em đến người lớn. Thậm chí có những bộ phim đã thu hút hàng triệu lượt xem và vượt mặt những bộ phim bom tấn khác.
Quy trình làm phim hoạt hình 3D
Thông thường, quy trình làm phim hoạt hình 3D trải qua gồm 8 bước như sau:
Bước 1: Lên kịch bản (Storyboard)
Bước đầu tiên trong bất kỳ quy trình sản xuất phim nào cũng là nghĩ ý tưởng rồi lên kịch bản.
Kịch bản phim 3D thường được trình bày dưới dạng bản vẽ, phát triển ý tưởng thành một câu chuyện hoàn chỉnh.
Người thiết kế sẽ triển khai câu chuyện thành các bản vẽ (storyboard), đồng thời xem xét mạch câu chuyện có hấp dẫn hay không.
Sau đó, chúng được ghép lại thành một video 3D dạng thô.
Bước 2: Dựng layout – Phác thảo vật thể
Dựng layout trong sản xuất phim hoạt hình chính là phác thảo vật thể đơn giản, sau đó làm một đoạn phim để trình bày ý tưởng với mọi người trong team.
Dựng layout đóng vai trò quan trọng, nếu không làm tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất video 3D về sau.
Bước 3: Modelling – Dựng vật thể trong không gian 3 chiều
Đây là bước tạo chuyển động cho vật thể trong không gian 3 chiều.
Dựa vào bản phác thảo, các animator tiến hành dựng lại các nhân vật trong không gian 3 chiều trên máy tính.
Bước này đòi hỏi người làm modelling phải có trí tưởng tượng tốt. Nhìn vào bản phác thảo và hình dung ngoài thực tế chúng trông như thế nào để tạo khối một cách chính xác nhất.
Bước 4: Texturing – Tô màu và tạo chất liệu
Sau khi đã dựng nhân vật trong không gian 3 chiều, cần tô màu và tạo chất liệu cho vật thể để chúng trở nên sống động hơn. Quá trình này được gọi là texturing.
Bước này đòi hỏi sự sáng tạo rất cao vì bạn phải hình dung nhân vật trông thế nào, màu da, mái tóc thế nào,… để phù hợp tính cách của nhân vật đó.
Bước 5: Ringging – Tạo xương
Để nhân vật chuyển động, bạn phải tạo xương cho nhân vật.
Trên phần mềm, họa sĩ tạo ra những bộ xương có khớp tương ứng trong cơ thể người như xương cổ, xương ngón chân, bàn chân, xương ngón tay, bàn tay,…
Sau đó, gắn các nút chuyển động vào các khớp xương để điều khiển nhân vật hoạt động theo ý muốn.
Bước 6: Animation
Sau khi đã tạo hình cho nhân vật đầy đủ từ hình dáng, màu sắc, kích cỡ cho nhân vật, chúng ta tiến hành làm animation, tức là tạo chuyển động cho nhân vật.
Bước 7: VFX
Chính là thêm âm thanh và hiệu ứng hình ảnh cho các video 3D bằng cách sử dụng kỹ thuật đồ họa. Những âm thanh, hiệu ứng thường thấy như tiếng nước chảy, tiếng xe cộ, các vụ nổ,…
Bước 8: Lighting và rendering
Để tạo nên một video 3D ấn tượng, ánh sáng và màu sắc là 2 yếu tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Đây cũng là bước cuối cùng trong quy trình làm phim hoạt hình 3D.
Người phụ trách cần xác định toàn bộ về phần ánh sáng như tính chất, màu sắc, cường độ và cách chiếu của ánh sáng lên vật thể.
Sau khi được thêm ánh sáng, video được hoàn thiện và xuất ra.
Các phần mềm làm phim hoạt hình 3D miễn phí
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm làm phim hoạt hình 3D miễn phí, tiêu biểu như 2 phần mềm dưới đây.
1/ Phần mềm Blender
Nhắc đến làm phim hoạt hình 3D miễn phí không thể nào bỏ qua Blender.
Đây là phần mềm chuyên làm các phim đồ họa và game chuyên nghiệp nhưng hoàn toàn miễn phí. Với nhiều tính năng nổi trội như: hủy ghép UV, mô hình 3D, tạo dựng khung xương, tạo da mặt người,..
Đặc biệt Blender còn có thể mô phỏng cơ thể của nhân vật một cách chính xác.
Đặc biệt, phần mềm Blender còn có Keyframe. Đây là công cụ diễn hoạt 3D có thể tạo cử chỉ cho nhân vật, tạo bộ xương ăn khớp với nhau. Ngoài ra, công cụ này còn có khả năng đánh dấu điểm vẽ trên khuôn mặt, tạo quần áo cho nhân vật 3D,…
Đó là lí do vì sao Blender luôn là lựa chọn ưu tiên của những người làm phim kỳ cựu trong ngành.
2/ Phần mềm Smart Body
Cũng được trang bị công cụ keyframe, Smart Body cũng là một trong những phần mềm làm phim hoạt hình 3D hoàn toàn miễn phí được nhiều người sử dụng.
Với phần mềm này, có thể tạo ra những cử động, đồng bộ môi, ngôn ngữ,… để nhân vật hoạt hình thể hiện giống như người thật.
Phần mềm Smart Body bạn có thể tạo ra nhân vật 3D chỉ trong vài phút nhờ công cụ quét 3D. Có thể tùy chỉnh đặc điểm của nhân vật như: mập, ốm, cao, thấp, một cách tự nhiên và nhanh chóng.
Trên đây là 8 bước làm phim hoạt hình 3d cho người mới bắt đầu mà bạn có thể tham khảo. Với mỗi bước trong quy trình, bạn nên có sự đầu tư thời gian và công sức để tạo được video chất lượng như mong muốn.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên doanh nghiệp của bạn sẽ tạo được những video thật ấn tượng. Nếu gặp khó khăn trong quá trình sản xuất hoặc cần được tư vấn về dịch vụ, vui lòng liên hệ với Kool Media theo thông tin dưới đây nhé.
Bài Viết Cùng Chủ Đề:
Top 5 video 2D animation đã từng “ gây sốt” trên thị trường
Tổng hợp các công ty sản xuất phim hoạt hình tốt nhất Việt Nam hiện nay
Dựng video 3D chuyên nghiệp và những điều bạn chưa biết
Các bước làm phim hoạt hình
Bước 1: Lên kịch bản (Storyboard) làm phim hoạt hình 3D
Bước 2: Dựng layout – Phác thảo vật thể
Bước 3: Modelling – Dựng vật thể trong không gian 3 chiều
Bước 4: Texturing – Tô màu và tạo chất liệu
Bước 5: Ringging – Tạo xương
Bước 6: Animation – Làm phim hoạt hình 3D
Bước 7: VFX
Bước 8: Lighting và rendering cho làm phim hoạt hình 3D