Insight là gì? Cách xác định Insight khách hàng chi tiết nhất
Xem nhanh
ToggleĐúng như câu nói “Biết người biết ta – Trăm trận trăm thắng”. Chỉ khi hiểu insight khách hàng là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp đưa ra những chiến dịch đúng đắn. Vậy Insight khách hàng là gì và làm thế nào để xác định insight khách hàng? Hãy cùng Kool Media tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Insight là gì?
Customer Insight (Insight khách hàng) là những sự thật ngầm hiểu, những bí mật ẩn sâu trong tâm trí của khách hàng có tác động đến hành vi mua hàng của họ.
Insight khách hàng luôn là câu hỏi khó đối với doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng có thể vô tình hoặc cố ý không muốn bày tỏ suy nghĩ, mong muốn thật sự bên trong. Đôi khi, chính bản thân khách hàng cũng không biết insight thật sự của mình mà chỉ khi có gợi ý họ mới nhận ra.
Vì sao doanh nghiệp phải biết Insight khách hàng?
Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, doanh nghiệp muốn tồn tại phải có có chiến lược kinh doanh đúng đắn. Và để làm được điều đó, mỗi doanh nghiệp phải hiểu rõ insight khách hàng. Khi đó, doanh nghiệp có nhiều lợi ích như:
Tăng doanh thu bán hàng
Khi đã hiểu mong muốn thật sự của khách hàng là gì, doanh nghiệp sẽ biết cách “gãi đúng chỗ ngứa”, đáp ứng đúng điều khách hàng cần. Từ đó gia tăng doanh số bán hàng và thị phần của thương hiệu trên thị trường.
Tăng lợi thế cạnh tranh với đối thủ
Trong thế giới “trăm người mua vạn người bán”, điều gì để khách hàng lựa chọn bạn mà không phải đối thủ cạnh tranh? Khi thấu hiểu khách hàng, doanh nghiệp biết cách thu hút sự chú ý. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng đặc biệt và làm tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường.
Là cơ sở tạo ra những chiến lược quảng cáo phù hợp
Insight là chủ đề và cũng là nguồn cảm hứng quan trọng để tạo nên những chiến lược quảng cáo hiệu quả. Hiểu những mong muốn của khách hàng, doanh nghiệp tạo nên những ý tưởng quảng cáo thú vị gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Nhờ đó mà doanh nghiệp mang lại các giá trị quý giá cho người tiêu dùng, đồng thời tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp bao gồm doanh số và giá trị thương hiệu.
Cách tìm kiếm Insight khách hàng
Để tìm kiếm Insight của khách hàng quả thật là một bài toán khó. Tuy nhiên, bạn có thể làm theo gợi ý sau đây:
Bước 1: Phác họa hình ảnh chân dung của khách hàng tiềm năng
Đầu tiên, doanh nghiệp cần vẽ chân dung hình ảnh khách hàng mục tiêu muốn hướng tới. Những thông tin cơ bản cần xác định bao gồm: Giới tính, độ tuổi, thói quen, thu nhập, lối sống, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân,…
Bước 2: Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng
Sau khi đã có những phác họa cơ bản về đối tượng khách hàng tiềm năng, bước tiếp theo bạn cần nghiên cứu nhu cầu của khách hàng. Bạn cần trả lời được những câu hỏi sau đây: Nhu cầu khách hàng trong thời điểm hiện tại như thế nào? Nhu cầu lâu dài là gì? Khách hàng mua sản phẩm của bạn vì lý do gì?
Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng là cách hiệu quả để tìm hiểu về khách hàng. Bạn cần xem xét mọi hành động của đối thủ, cách họ tiếp cận với khách hàng như thế nào, họ nhắm vào nhu cầu nào của khách hàng, đánh giá ưu và nhược điểm rồi từ đó tìm được hướng đi mới cho mình.
Bước 4: Khảo sát khách hàng thực tế
Một cách khác để doanh nghiệp hiểu về khách hàng là hãy trò chuyện với họ. Bằng cách tiếp xúc, lắng nghe và trò chuyện với khách hàng, bạn sẽ biết được suy nghĩ, động cơ thúc đẩy hành vi mua hàng rồi tổng hợp các thông tin lại để nghiên cứu.
Ngoài ra, quan sát khách hàng từ xa cũng mang đến cho bạn những thông tin có giá trị thông qua hành động, thái độ của khách hàng với nhân viên hoặc với những người khác. Nói tóm lại, bạn cần đào sâu, tìm hiểu về khách hàng càng chi tiết càng tốt về hành động và những suy nghĩ thật sự của khách hàng.
Bước 5: Tổng hợp dữ liệu đã thu thập
Sau khi trải qua 4 bước trên, bạn đã có “kha khá” thông tin về khách hàng. Tiếp theo, bạn cần tổng hợp dữ liệu đã thu thập và lọc ra những thông tin có giá trị.
Bước 6: Phân tích dữ liệu
Sau khi đã tổng hợp và lọc ra dữ liệu có giá trị, bước tiếp theo là phân tích dữ liệu. Đây là bước quan trọng, đòi hỏi sự trung thực và khả năng phân tích nhạy bén của doanh nghiệp. Từ những dữ liệu thu thập được, người làm phân tích để đưa ra kết luận chính xác và có giá trị. Quá trình này càng làm tỉ mỉ, kết quả càng có hiệu quả cao.
Bước 7: Xác định Insight
Sau khi đã thực hiện xong 6 bước kể trên, bạn sẽ có cơ sở chính xác về insight khách hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, bạn cần kiểm chứng lại mức độ phù hợp của insight trước khi tiến hành chiến dịch của mình nhé.
Có thể nói Insight là linh hồn, quyết định mức độ thành công của mỗi chiến dịch quảng cáo. Hi vọng với những thông tin Kool Media chia sẻ ở trên bạn đã hiểu thêm về insight cũng như cách để xác định Insight khách hàng như thế nào. Chúc bạn thành công!