Cập nhật các hình thức quảng cáo trên Youtube mới nhất các Marketer cần phải biết
Quảng cáo trên Youtube là một trong những hình thức quảng cáo nổi bật hiện nay, có khả năng đáp ứng mọi mục tiêu marketing và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Bài viết dưới đây sẽ cập nhật 6 hình thức quảng cáo trên Youtube mới nhất hiện nay. Từ đó, các Marketer hoặc chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức phù hợp với công ty của mình.
Xem nhanh
ToggleQuảng cáo trên youtube là gì ? Tiềm năng của quảng cáo Youtube
Quảng cáo trên youtube là đưa hình ảnh về sản phẩm, dịch vụ tiếp cận với người dùng khi họ truy cập vào youtube. Quảng cáo có thể là dạng text, video, banner và xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trên trang youtube.com.
Youtube là kênh mạng xã hội được người dùng truy cập lớn thứ 2 trên toàn cầu.
Theo một báo cáo của Ajay Vidyasagar – giám đốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Google. Việt Nam lọt top 5 thị trường lớn nhất của youtube trên toàn thế giới.
Với lượng truy cập “ khổng lồ” từ Youtube, đây chính là kênh truyền thông lý tưởng dành cho các doanh nghiệp. Bạn có thể nhanh chóng set một chiến dịch quảng cáo chỉ trong vài phút chỉ sau vài cú click chuột.
Hơn nữa, bạn có thể cài đặt quảng cáo tiếp cận đúng với tệp khách hàng tiềm năng của mình bao gồm giới tính, độ tuổi, sở thích, vị trí địa lý,… từ đó mang lại hiệu quả quảng cáo cao nhất.
Cách hình thức quảng cáo trên Youtube
Hiện tại quảng cáo trên Youtube sẽ bao gồm 6 hình thức sau đây:
1/ Quảng cáo Instream có thể bỏ qua
Cách hiển thị
Đây là video quảng cáo xuất hiện trước, trong hoặc sau một video và người dùng có thể bấm “Bỏ qua quảng cáo (Skip Ad) sau 5 giây.
Loại video quảng cáo này xuất hiện trên youtube cũng như hệ thống mạng hiển thị của Google. Thời lượng thích hợp cho video này là 15 – 30s.
Cách tính phí
Với quảng cáo Instream có thể bỏ qua, nhà quảng cáo chỉ mất phí khi người dùng xem hết 30s hoặc xem hết video quảng cáo. Nếu sau 5s, người dùng chọn “Bỏ qua quảng cáo (Skip Ad)” thì bạn sẽ không bị mất phí.
Với hình thức quảng cáo này, có 3 cách tính phí như sau:
- CPV (chi phí cho mỗi lượt xem)
- CPM (chi phí cho 1000 lần hiển thị)
- CPA (chi phí cho mỗi lượt hành động)
Ví dụ
2/ Quảng cáo Instream không thể bỏ qua
Cách hiển thị
Tương tự như Quảng cáo trên Youtube Instream có thể bỏ qua, video quảng cáo này có thể xuất hiện trước, trong hoặc sau một video trên youtube. Nhưng người dùng không thể bấm chọn “Bỏ qua quảng cáo (Skip Ads).
Tại Việt Nam, thời lượng video này thường có độ dài tối đa là 15s.
Việc người xem không thể Skip Ad, bắt buộc họ phải xem hết video quảng cáo, tiếp nhận thông điệp doanh nghiệp gửi gắm trong video. Từ đó, tỉ lệ khách hàng tiềm năng nhớ đến thương hiệu của bạn sẽ cao hơn.
Cách tính phí
Quảng cáo trên Youtube Instream không thể bỏ qua được tính phí dựa trên số lượt hiển thị (CPM).
Chỉ cần quảng cáo của bạn được hiển thị là bạn mất tiền dù người dùng có xem hết quảng cáo hay không.
Ví dụ
3/ Quảng cáo khám phá video (Discovery Ads)
Cách hiển thị
Quảng cáo khám phá video xuất hiện ở những nơi có thể thu hút người xem như trên kết quả tìm kiếm của Youtube. Ở cạnh những video khác có liên quan hoặc trên trang chủ của Youtube (dành cho phiên bản di động).
Quảng cáo khám phá bao gồm 1 thumbnail nhỏ kèm một phần text mô tả.
Cách tính phí
Với định dạng quảng cáo khám phá, bạn chỉ mất tiền khi người dùng kích vào phần thumbnail để xem quảng cáo của bạn.
Ví dụ
4/ Quảng cáo đệm (Bumper Ads)
Cách hiển thị
Quảng cáo đệm hay còn được gọi là Bumper Ads thường được sử dụng khi muốn tiếp cận rộng rãi người xem bằng một thông điệp ngắn gọn, dễ nhớ.
Hình thức quảng cáo này thường có thời lượng rất ngắn chỉ 6s trở lại, được phát trước, trong hoặc sau một video đang phát mà người dùng không thể bấm bỏ qua.
Cách tính phí
Với Bumper Ads, doanh nghiệp tốn phí dựa trên số lần hiển thị, tức là CPM.
Ví dụ
5/ Quảng cáo ngoài luồng phát (outstream ads)
Cách hiển thị
Quảng cáo ngoài luồng phát chỉ có ở các thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng). Đặc điểm của quảng cáo outstream là không có âm thanh, chỉ khi người dùng nhấn vào quảng cáo mới phát ra âm thanh.
Quảng cáo ngoài luồng không có sẵn trên youtube. Chúng chỉ xuất hiện trên các trang web và ứng dụng trên các đối tác video của Google.
Cách tính phí
Với hình thức quảng cáo ngoài luồng, doanh nghiệp bị tốn phí dựa trên lượt hiển thị (CPM). Và chỉ khi người dung xem video phát từ 2s trở lên thì mới tốn phí.
Ví dụ
6/ Quảng cáo trên đầu trang chủ của Youtube (Masthead ads)
Cách hiển thị
Hình thức quảng cáo trên đầu trang chủ Youtube yêu cầu phải được đặt trước thông qua đại diện bán hàng của Google. Quảng cáo sẽ xuất hiện ở trên đầu trang chủ Youtube trên màn hình máy tính, thiết bị di động và cả Tivi.
- Đối với máy tính
Video quảng cáo xuất hiện đầu trang chủ, tự động phát mà không có tiếng trong thời gian tối đa 30s. Video được hiển thị dạng màn hình rộng hoặc theo tỉ lệ 16:9 kèm các thông tin ở bên phải.
Khi nhấn vào video hoặc hình thu nhỏ, người dùng sẽ được chuyển tới trang xem kênh Youtube của doanh nghiệp để xem video.
- Đối với thiết bị di động
Video nổi bật xuất hiện ở vị trí đầu tiên trên ứng dụng Youtube, tự động phát không có âm thanh cho đến khi hết video.
Khi người dùng kích vào sẽ được dẫn đến kênh Youtube của doanh nghiệp đó để xem video.
- Đối với màn hình Tivi
Cũng tương tự như trên máy tính và thiết bị di động, video quảng cáo xuất hiện không có tiếng trên đầu trang chủ của ứng dụng Youtube dành cho Tivi.
Điểm khác biệt là trên Tivi sẽ không có nút kêu gọi hành động. Người xem có thể sử dụng điều khiển để tương tác với video quảng cáo.
Cách tính phí
Masthead ads có 2 hình thức tính phí là CPD và CPM
CPD: Chi phí cố định mỗi ngày
CPM: doanh nghiệp cần làm việc với đội ngũ của Google để có được thông tin ước tính về giá và mục tiêu hiển thị của chiến dịch.
Ví dụ
Cách đặt quảng cáo trên Youtube
Để tạo một chiến dịch quảng cáo trên youtube, bạn hãy tiến hành như sau:
Bước 1: Cài đặt quảng cáo
- Liên kết với tài khoản quảng cáo Google (Google Ads)
Để liên kết kênh Youtube với tài khoản Google Ads, bạn hãy đăng nhập vào tài khoản Google Ads => Chọn Công cụ (Tools) và chọn mục Tài khoản (Linked Accounts) ở cột thiết lập (Setup).
- Tải video lên Youtube
Đăng nhập vào tài khoản Youtube và tiến hành tải video muốn chạy Ads lên. Đảm bảo điền đầy đủ các thông tin như tiêu đề, mô tả, hashtag.
Bước 2: Tạo chiến dịch quảng cáo
Trong tài khoản Google Ads, bạn kích vào Tất cả các chiến dịch (All campaigns) ở thanh sidebar nằm ở bên trái màn hình. Tiếp theo chọn biểu tượng “+” để tạo một chiến dịch mới.
Tiếp theo bạn sẽ có 5 lựa chọn, bao gồm Search, Display, Shopping, Video và Universal App. Bạn chọn 1 hình thức và chọn mục tiêu mong muốn.
Chẳng hạn bạn muốn tạo quảng cáo để kéo khách truy cập vào website của mình, hãy chọn mục tiêu Website traffic. Sau đó, các bước thiết lập tiếp theo sẽ giúp bạn tạo ra lượt truy cập đến trang Website của mình.
Bước 3: Cài đặt cấu hình của chiến dịch
- Chọn tên: Đặt tên rõ ràng để dễ dàng nhận biết với các chiến dịch khác.
- Đặt ngân sách: Cài đặt số tiền bạn muốn chi mỗi ngày cho chiến dịch này. Tốt nhất bạn nên bắt đầu bằng một số tiền nhỏ để theo dõi và thay đổi chiến dịch của mình tốt hơn.
Có thể lựa chọn hình thức “ tiêu chuẩn (Standard)” hoặc “tăng tốc (Accelerated).
Tiêu chuẩn sẽ phân bổ ngân sách quảng cáo trong cả ngày. Còn tăng tốc sẽ tăng cường hiển thị quảng cáo và dĩ nhiên ngân sách sẽ nhanh hết hơn.
Đầu tiên bạn hãy chọn tăng tốc. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng thu thập các dữ liệu để tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo tốt hơn.
- Chọn ngày bắt đầu và kết thúc chiến dịch
- Chọn Networks: Chọn nơi quảng cáo xuất hiện
Vì chúng ta chọn video quảng cáo nên ở bước này sẽ có 3 lựa chọn
YouTube search results: Xuất hiện bên cạnh kết quả tìm kiếm trên Youtube.
YouTube videos: Xuất hiện trong video youtube, trang chủ và các kênh Youtube
Video partners on the display network: Xuất hiện trên các mạng lưới quảng cáo khác của Google.
- Lựa chọn ngôn ngữ và vị trí
- Chọn chiến lược đặt giá thầu
Có 4 tùy chọn như sau:
- Maximum CPV: Chi phí mỗi lượt xem
- Maximum CPM: Chi phí cho mỗi 1000 lượt hiển thị quảng cáo
- Viewable CPM: Chi phí cho 1000 lần hiển thị khi quảng cáo chắc chắn được nhìn thấy.
- Target CPA: Chi phí dựa trên hành động của người xem.
- Chọn loại Inventory
Cho phép quảng cáo chỉ hiển thị trên các nội dung phù hợp. Chẳng hạn như quảng cáo về sản phẩm cho trẻ em thì không cho mẫu quảng cáo hiển thị cùng những nội dung người lớn hoặc bạo lực.
- Loại trừ nội dung
Cho phép bạn từ chối các danh mục có nội dung nhạy cảm có thể làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Bước 4: Chọn đối tượng muốn tiếp cận
Để quảng cáo nhắm đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn tiến hành thiết lập cài đặt nhân khẩu học cho chiến dịch quảng cáo như độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, thu nhập hộ gia đình,…
Chọn cụ thể về đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua các tùy chọn.
Bước 5: Chọn nơi quảng cáo hiển thị
Thiết lập các nội dung mà bạn muốn quảng cáo xuất hiện gồm từ khóa mục tiêu, chủ đề liên quan, vị trí quảng cáo.
Nếu để trống phần vị trí quảng cáo, quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện ở mọi nơi trên youtube hoặc mạng hiển thị sao cho phù hợp với mục tiêu của chiến dịch.
Bước 6: Chọn video quảng cáo
Lựa chọn video quảng cáo của bạn bằng cách nhập từ khóa để tìm video tại ô tìm kiếm.
Bước 7: Định dạng video quảng cáo
Cuối cùng, bạn cần lựa chọn định dạng video, bổ sung URL và CTA. Bấm Lưu và tiếp tục (Save and continue) rồi nhấn Tiếp tục đến chiến dịch (Continue to campaign).
Vậy là đã hoàn tất thiết lập một chiến dịch quảng cáo trên Youtube.
Trên đây là 6 hình thức quảng cáo trên youtube được cập nhật mới nhất 2021 và cách thiết lập một chiến dịch quảng cáo trên youtube. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhất nhé.
Bài Viết Cùng Chủ Đề:
Cách làm video giới thiệu công ty ấn tượng và chuyên nghiệp
Điểm danh 4 lợi ích vàng của phim doanh nghiệp – tăng trưởng doanh thu
Báo giá dịch vụ dựng phim quảng cáo – Kool Media